ĐANG NIÊM YẾT
2.1 GIỚI THIỆU TTCK VIỆT NAM VÀ CTCK NIÊM YẾT
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam từ 2000 đến 2009
2.1.1.1 Các văn bản pháp quy
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số
48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK, chính thức khai sinh TTCK Việt Nam. Cùng ngày, TTGDCK TP.HCM được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và chính thức đi vào hoạt động, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. 5 năm sau, TTGDCK Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Hiện nay, cả
TTGDCK TP.HCM và Hà Nội đều đã được chuyển thành SGDCK TP.HCM (năm 2007) và SGDCK Hà Nội (năm 2009), với mô hình công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Ngày 24/6/09, UPCoM chính thức hoạt động, với mong muốn thay thế giao dịch cổ phiếu tự do, đảm bảo thanh khoản cho chứng khoán của CTCPĐC và an toàn cho các bên tham gia giao dịch.
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2007 và những văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý cho TTCK hoạt động ổn định, tuân thủ nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch.
2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam
TTCK Việt Nam có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. TTCK đã trải qua rất nhiều giai đoạn, từ “chập chững” đến tăng trưởng, bùng nổ rồi lao dốc, có thể chia thành các giai đoạn sau:
Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 mã cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ. Từ đó cho đến 2005, thị
trường luôn ở trong trạng thái “gà gật”, loại trừ cơn sốt vào năm 2001 (chỉ số VN- Index cao nhất đạt 571,04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số
VN-Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001). Trong 5 năm, chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước, trong khi "room" (hạn mức nắm giữ cổ phiếu) dành cho NĐT nước ngoài cũng hết.
• Giai đoạn 2006: giai đoạn “phát triển đột phá”.
Hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 nơi: TTGDCK TP.HCM, TTGDCK Hà Nội và OTC. Năm 2006, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại HOSE tăng 144%, tại Hastc tăng 152,4%. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỷ USD (chiếm 22,7% GDP), giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đạt khoảng 4 tỷ
USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn, gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số
Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. • Giai đoạn 2007: giai đoạn “bùng nổ”.
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. VN-Index và Hastc-Index đã đạt đỉnh của TTCK Việt Nam ở 1.170,67 điểm và 459,36 điểm. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VN-Index đạt 927,02 điểm, Hastc-Index dừng ở mức 323,55 điểm. So với thời điểm cuối năm 2006, VN-Index tăng 23,3%; Hastc-Index
tăng 33,2%. Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷđồng/phiên trong khi năm 2006 chỉđạt 19 tỷđồng/phiên.
• Giai đoạn 2008 đến quý I năm 2009: cùng với xu thế chung của nền kinh tế, TTCK sụt giảm mạnh.
Năm 2008, TTCK Việt Nam trải qua rất nhiều biến động. Tổng kết năm 2008: các chỉ
số giảm điểm mạnh, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các nhà đầu tư. Kết thúc năm 2008, VN-Index đóng cửa tại mức 315,62 điểm, mất 605,45 điểm tương đương 65,33% so với phiên giao dịch đầu năm. Tại sàn Hà Nội, Hastc-Index chốt ngày cuối năm tại mức 105,12 điểm, giảm 217,22 điểm, tương đương 67,39% sau 248 phiên giao dịch. Giá trị vốn hóa của tất cả các cổ phiếu niêm yết sụt giảm mạnh so với năm 2007, từ tỷ
trọng 43,7% GDP năm 2007 rơi xuống còn chưa đầy 19% GDP cuối năm 2008. Giá trị
giao dịch bình quân ngày trên cả hai sàn HOSE và Hastc vào khoảng 730 tỷđồng. VN-Index chạm đáy 235 điểm vào ngày 24/2/2009.
• Giai đoạn từ sau quý I năm 2009: hồi phục
Kể từ khi chạm đáy cho đến cuối năm 2009, TTCK đi lên cùng sự hồi phục của nền kinh tế. VN-Index đóng cửa năm 2009 ở mức 494 điểm, so với đáy 235 điểm VN- Index đã tăng trưởng 110,21%. Đây là mức tăng mạnh nhất trong số các TTCK thế
giới. Có thể nói rằng TTCK Việt Nam đã tạo đáy đi lên trong năm 2009.
2.1.2 Sự ra đời và phát triển của các CTCK Việt Nam từ 2000 đến 2009
2.1.2.1 Quá trình phát triển
Cùng với sự phát triển của TTCK, số lượng CTCK đã có sự gia tăng khá mạnh so với thời điểm năm 2001 khi thị trường mới thành lập, chỉ có 8 công ty. Đặc biệt giai đoạn cuối năm 2006 trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực, số lượng CTCK là 55, trong
năm 2007 đã tăng lên tới 78 công ty. Đến cuối năm 2009, số lượng CTCK được cấp phép thành lập là 105 công ty.
Trong giai đoạn đầu, các quy định về thành lập CTCK rất đơn giản. Nhà nước còn áp dụng chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích thành lập CTCK, các điều kiện cơ bản để
xin thành lập CTCK cũng rất dễ dàng.
Trước tình hình nhu cầu lập CTCK tăng mạnh, Bộ Tài chính đã từng bước nâng tiêu chí thành lập CTCK rất nhiều6: yêu cầu về vốn pháp định tăng từ 43 tỷđồng lên 300 tỷ đồng, yêu cầu phải có vốn thực góp, yêu cầu kiểm toán tổ chức góp vốn, yêu cầu về
năng lực giám đốc đến yêu cầu đối với cổđông sáng lập là tổ chức, cổ đông sáng lập là ngân hàng, công ty bảo hiểm,…
Năm 2008 và đầu năm 2009 chứng kiến giai đoạn khó khăn nhất của các CTCK khi có
đến 62/100 CTCK có hoạt động kinh doanh thua lỗ. UBCKNN đã xác định đảm bảo an toàn hoạt động cho các CTCK là ưu tiên hàng đầu qua các biện pháp: rà soát hoạt động các CTCK thua lỗ để có ứng xử phù hợp, và đề xuất các CTCK nâng cao năng lực tài chính, tái cấu trúc; sửa đổi các văn bản pháp lý về hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đến cuối năm 2009, nhờ tình hình TTCK hồi phục, hoạt động kinh doanh của các CTCK đã khởi sắc hơn.
Tổng kết chín năm qua, dù có giai đoạn các CTCK phải nỗ lực hết sức để vượt qua khó khăn, CTCK đã thể hiện tốt vai trò là một trung gian của TTCK, đóng góp tích cực vào sự phát triển về quy mô và chất lượng hoạt động của TTCK.
6 Xem thêm QĐ số 126/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán” theo QĐ 27. hoạt động công ty chứng khoán” theo QĐ 27.
Hình 2.1 Số lượng CTCK được thành lập từ năm 2000 đến 2009
Nguồn: Tự tổng hợp
2.1.2.2 Phân loại
Có thể phân loại CTCK theo các tiêu chí khác nhau về loại hình doanh nghiệp, quy mô vốn, nguồn gốc vốn và số lượng nghiệp vụ thực hiện như sau:
Theo loại hình doanh nghiệp
Tại Việt Nam, CTCK chỉ được phép thành lập dưới hai hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Theo Luật Chứng khoán Việt Nam, khi công ty cổ phần đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; hoặc có cổ phiếu được niêm yết tại Sở hoặc TTGDCK; hoặc được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) và có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên thì công ty đó trở thành công ty đại chúng. Công ty
đại chúng phải thực hiện đăng ký giao dịch tập trung trên UPCoM. CTCK niêm yết là CTCK đưa cổ phiếu đáp ứng điều kiện vào giao dịch tại Sở hoặc TTGDCK. Điều kiện cơ bản để được niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK: vốn điều lệ (HSX: trên 80 tỷ đồng;
HNX: trên 10 tỷ đồng), kết quả kinh doanh trước niêm yết (HSX: lãi 2 năm liên tiếp;
HNX: lãi 1 năm)7.
Bảng 2.1 Phân chia CTCK theo loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp Số lượng Ghi chú
Công ty trách nhiệm hữu hạn 9 Công ty cổ phần, trong đó 96
Niêm yết tại HSX 3 AGR, HCM, SSI
Niêm yết tại HNX 8 BVS, CTS, HPC, KLS, SHS, VIG, VIX, WSS
Đăng ký giao dịch tại UPCoM 5 CLS, SME, SVS, TAS, VDS
Tổng cộng 105
Nguồn: Website của UBCKNN
Đa số các CTCK được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, và tất cả 9 CTCK còn lại là công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc các ngân hàng thương mại cổ phần và quốc doanh.
Theo mức vốn
Căn cứ vào mức vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, các CTCK có thểđược phân chia theo các mức vốn điều lệ như sau.