8 Xem Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các CTCK đang niêm yết
yết
2.2.3.1 Nhân tố khách quan
Tình hình kinh tế và TTCK Việt Nam
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008 đã làm chậm lại tốc độ tăng trưởng và đã có ảnh hưởng rõ ràng trong quý I năm 2009 (GDP tăng 3,1% so cùng kỳ, thấp hơn mức trung bình vài năm gần đây). Trong năm 2009, gói kích thích kinh tế và các động thái nới lỏng chính sách tiền tệ đã chặn đà suy giảm và bước
đầu đưa nền kinh tế hồi phục. GDP cả năm đạt 5,32%, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Khi kinh tế có dấu hiệu hồi phục, thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh từ mức đáy 235 điểm vào tháng 2, tuy nhiên, đợt tăng điểm này cũng đi kèm với sự trồi sụt mạnh, và kết thúc năm ở mức 494,7, tương đương với mức tăng trưởng ấn tượng 58% cho năm 2009. Bối cảnh kinh doanh biến động như trên đã tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của các CTCK
đang niêm yết: doanh thu tăng mạnh, hoàn nhập dự phòng lớn cho phép các CTCK hoạt động có lãi to, thậm chí vượt xa kế hoạch năm.
Hình 2.5 Diễn biến VN-Index trong khoảng thời gian 2 năm gần đây
Môi trường chính trị, pháp luật và cơ chế chính sách
Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị
(PERC) tại Hongkong xếp Việt nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện 11 tháng chín. So với các nước ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Philippines, và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư và
được biết đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con người và quyền sở hữu10.
Luật chứng khoán có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007 thay thế Nghịđịnh 144/2003/NĐ- CP và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động của TTCK, tạo cơ hội phát triển ổn định và lâu dài cho thị trường chứng khoán đồng thời tạo niềm tin cho nhà đầu tư, nhất là với các nhà đầu tư nước ngoài. Các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm phát triển thị trường: ra đời hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt, nâng cấp TTGDCK Hà Nội thành Sở GDCK Hà Nội và ra đời của Thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM), đã thể hiện những bước tiến trong tái cấu trúc thị trường, tạo cơ hội giao dịch chứng khoán minh bạch, công khai cho công chúng đầu tư và cơ hội huy động vốn hiệu quả cho các đơn vị phát hành.
Trong các chủ thể hưởng lợi từ sự ổn định và cải cách đó, các CTCK đang niêm yết càng có cơ hội phát triển bền vững, an tâm hoạt động kinh doanh dưới sự bảo vệ của môi trường chính trị, pháp luật ổn định và ngày càng được cải thiện.
Môi trường công nghệ
Bước tiến về công nghệ khi tiến hành kết nối trực tuyến giữa CTCK và Sở chứng khoán TP.HCM ngày 12/1/2009 mang lại ưu điểm là tốc độ xử lý lệnh nhanh hơn, chấm dứt tình trạng nghẽn lệnh, nhập lệnh từ xa không cần đến sàn; minh bạch trong nhận, đặt lệnh, hạn chế tối đa lỗi giao dịch, tăng cường tính thanh khoản, tăng hiệu quả
trong giao dịch chứng khoán. Chính vì vậy, khối lượng giao dịch có thể gia tăng lên rất nhiều, nhà đầu tư tin tưởng hơn vào tính chính xác, tiện lợi, an toàn của giao dịch chứng khoán cũng là nguyên nhân thu hút dòng tiền vào kênh đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, công nghệ hiện đại liên tục được cập nhật cho phép CTCK gia tăng năng suất làm việc, tiết kiệm được chi phí (không cần mở nhiều điểm nhận lệnh tiết kiệm chi phí
đầu tư, thuê mướn lao động…) Như vậy, môi trường công nghệ ngày càng phát triển giúp ích cho các CTCK đang niêm yết có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động trong hiện tại và tương lai.
Môi trường đặc thù
• Cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK
Năm 2008 và 2009, lượng tài khoản mở tại các CTCK đạt tổng cộng là 531.350 và 766.725 tài khoản. Top 10 CTCK chiếm đến hơn phân nửa số tài khoản được mở, đặc biệt chiếm đến 67,09% số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài ; 87 CTCK còn lại cùng nhau nắm giữ phân nửa số tài khoản còn lại (2008).
Bảng 2.11 Thị phần tài khoản giao dịch chứng khoán năm 2008
TT CTCK Tài khoản trong nước Tài khoản nước ngoài Tổng cộng
1 VCBS 8.76% 8.85% 8.76% 2 SSI 6.90% 25.71% 7.33% 3 ACBS 6.60% 1.48% 6.48% 4 BVSC 6.33% 3.99% 6.28% 5 BSC 5.98% 15.99% 6.20% 6 IBS 3.39% 0.05% 3.32% 7 SBS 3.04% 10.23% 3.20% 8 AGS 3.23% 0.23% 3.16% 9 APEC 2.93% 0.08% 2.87% 10 FPTS 2.88% 0.48% 2.83% 11 TỔNG TOP 10 50.04% 67.09% 50.42% 12 87 CTCK CÒN LẠI 49.96% 32.91% 49.58% TỔNG CỘNG 100.00% 100.00% 100.00%
Nguồn: Báo cáo thường niên HOSE 2008
Từ sự chiếm lĩnh về số lượng tài khoản có thể nói các 10 CTCK thuộc về top đầu chi phối thị phần hoạt động môi giới trong nước và nước ngoài, đáng chú ý là hoạt động môi giới nước ngoài, họ chi phối thị phần gần như hoàn toàn. Bức tranh thị phần môi giới chứng khoán cho thấy sự cạnh tranh gay gắt và phân cực về năng lực cạnh tranh của mười CTCK hàng đầu và các CTCK còn lại.
Và không ngoại lệ, cuộc chiến cạnh tranh về thị phần giữa các CTCK thuộc top đầu cũng diễn ra vô cùng gay gắt. Sau nhiều năm nắm giữ vị trí số 1 về thị phần môi giới cổ phiếu trên cả HSX và HNX, SSI đã phải nhường lại vị trí này cho TSC – CTCK
được xem như có chiến lược kinh doanh linh hoạt nhất trong năm 2009. BVSC bị đẩy ra khỏi top 10 khi thị phần suy giảm từ 5,06% còn 3,4%. Thị phần của các cựu trào (BSC, AGS, VSBS, BVSC) cũng bị suy giảm đáng kể đối lập với sự vươn lên mạnh mẽ của những tên tuổi mới, năng động hơn (KEVS, FPTS, HSC).
Đáng chú ý là miếng bánh thị phần 48,74% còn lại bị chia xẻ cho 90 CTCK còn lại. Trong bức tranh tươi sáng chung của ngành chứng khoán năm 2009, vẫn còn nhiều CTCK, nhất là các CTCK nhỏ phải chật vật duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
Hình 2.6 Thị phần môi giới trên sàn HSX năm 2008 và 2009
Nguồn: HSX
Sức ép về phía khách hàng
Năm 2008, 91 CTCK thành viên HOSE nắm giữ trên 530 ngàn tài khoản, trong đó, có
tài khoản trên 10.000 và đông nhất là nhóm giữa, 44 CTCK có lượng tài khoản ở mức vài ngàn (1.000 – 10.000)11. Thị trường phân hóa rõ nét giữa CTCK mạnh và yếu trong khả năng giành khách hàng. Mặt khác, việc chuyển đổi sử dụng dịch vụ ở CTCK này sang một CTCK khác hiện nay vô cùng dễ dàng. Mức độ cạnh tranh quyết liệt này thể
hiện rõ nhất trong năm 2008-2009 là sự chạy đua giảm phí giao dịch ồ ạt giữa các CTCK để thu hút khách hàng mở tài khoản. Ngoài ra, cuối năm 2009, các CTCK còn
đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụđòn bẩy tài chính cho nhà đầu tư như: hợp tác đầu tư,
ứng trước tiền bán, giảm mức ký quỹ khi mua chứng khoán, repo, bán chứng khoán trước khi về tài khoản hoặc cho khách hàng vay để bán chứng khoán. Không thể phủ
nhận đòn bẩy tài chính giúp các nhà đầu tư nâng cao khả năng tìm kiếm lợi nhuận nhưng cũng để lại nhiều hậu quả khi thị trường biến động nhanh và theo chiều hướng không thuận lợi.
2.2.3.2 Nhân tố chủ quan
Tiềm lực tài chính
Xét trên cơ cấu doanh thu, các CTCK niêm yết tập trung vào 2 mảng chính là môi giới và đầu tư chứng khoán, góp vốn (tự doanh chứng khoán), đem lại trên 90% doanh thu. Một số ít CTCK có thêm tỷ lệ nhỏ doanh thu từ bảo lãnh, tư vấn, lưu ký và các hoạt
động khác.
Bảng 2.12 Cơ cấu doanh thu của các CTCK năm 2009
CTCK Môi giới Tự doanh Bảo lãnh phát hành Tư vấn BVSC 31.4% 54.9% 0.7% 2.3% HPSC 34.9% 63.0% 0.0% 0.6% KLS 7.0% 77.6% 0.0% 0.3% SSI 17.5% 53.8% 0.8% 4.5% Nguồn: BCTC của các CTCK 11 Báo cáo thường niên HOSE 2008.
Chính vì tầm ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả hoạt động mà các CTCK luôn chú trọng đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của môi giới và tự doanh. Một trong những yêu cầu cơ bản để phát triển chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng, ngoài
đội ngũ chuyên viên, là cơ sở vật chất hiện đại, có thể tốn đến hàng triệu đô la Mỹ. Áp lực cạnh tranh đã thúc đẩy nhiều CTCK sử dụng các chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng, trong đó, hỗ trợ công cụ đòn bẩy tài chính được nhiều CTCK sử dụng trong quý III/2009 đã làm giao dịch tăng đột biến về khối lượng và giá trị. Chưa xét
đến khía cạnh an toàn, rõ ràng các CTCK có nguồn tài chính dồi dào hơn sẽ có ưu thế
cạnh tranh về môi giới tốt hơn.
Trong khi đó, tự doanh đòi hỏi các khoản vốn giá trị lớn, lượng vốn càng lớn CTCK càng có thêm cơ hội đầu tư. Nguồn vốn lớn sẽ cho phép CTCK tiếp cận các hợp đồng có giá trị lớn hơn, nâng cao vị thế trong ký kết các hợp đồng kinh tế.
Môi giới và tự doanh chứng khoán phát triển thuận chiều với phát triển của TTCK. Khi TTCK đi lên, doanh thu và lợi nhuận của 2 hoạt động kinh doanh này tăng rất nhanh. Và ngược lại, khi TTCK suy giảm, sự sụt giảm nhanh của 2 hoạt động kinh doanh này
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh chung của CTCK.
Bảng 2.13 Vốn và doanh thu của các CTCK năm 2009
TT Mã CK Vốn góp VCSH Tổng TS Doanh thu 1 BVS 722 1.241 1.776 292 2 HPC 310 396 465 110 3 KLS 1.000 1.508 2.342 435 4 SSI 1.533 4.849 7.077 1.122 5 Bình quân 4 CTCK 891 1.999 2.915 490 6 Bình quân các CTCK niêm yết còn lại 577 827 2.561 284 7 Bình quân các CTCK niêm yết 703 1.296 2.703 366 Nguồn: BCTC của các CTCK
Chính vì lẽ đó, nhu cầu vốn và tăng vốn luôn là một áp lực đối với CTCK. Các CTCK niêm yết luôn tận dụng thời cơ để tăng vốn, với các hình thức và hướng đến nhiều đối tượng khác nhau.
Thương hiệu và uy tín hoạt động
Với ưu thế là những CTCK đã được niêm yết, thương hiệu của các CTCK niêm yết chắc chắn được quảng bá rộng rãi đối với công chúng đầu tư, đồng thời là khách hàng sử dụng dịch vụ của CTCK.
Ngoài ra, thông qua các giải thưởng trong nước và quốc tế, khách hàng của CTCK có
được góc nhìn chuyên môn đối với thành tích của CTCK, ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng dịch vụ của CTCK hay không. Như vậy giải thưởng càng cao, uy tín được công nhận càng lớn, nó gián tiếp tác động đến việc thu hút khách hàng của CTCK đang niêm yết. Bảng 2.14 Tổng kết thành tích nổi bật của các CTCK CTCK BVSC HPSC KLS SSI VAFI& SSC - Cúp vàng Thương hiệu chứng khoán uy tín & CTCP hàng đầu VN - - - Tạp chí Finance Asia - Nhà tư vấn tốt nhất Việt Nam năm 2008
- - Tạp chí Finance Asia - Nhà môi giới tốt nhất Việt Nam năm 2008