3.1. Định hướng tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long Thăng Long
Phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, trên cơ sở những mặt mạnh, khắc phục điểm yếu cùng với chiến lược, mục tiêu chung của toàn hệ thống NHTMCPNTVN là trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, có quy mô lớn ở Châu Á vào thời gian tới, có phạm vi hoạt động không chỉ trong nước mà còn ở những thị trường tài chính lớn trên thế giới, Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long đã xác định mục tiêu phương hướng hoạt động từ năm 2011 và trong thời gian tới như sau:
- Cơ cấu lại tổ chức và hệ thống quản lý theo mô hình của ngân hàng hiện đại, mô hình hướng đến khách hàng. Thực hiện lành mạnh, trong sạch hóa hệ thống tài chính và tiến tới đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng.
- Không ngừng tăng trưởng về nguồn vốn, mở rộng và nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn, linh hoạt áp dụng các giải pháp để kinh doanh hiệu quả với mục tiêu tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.
- Triển khai áp dụng mô hình tổ chức quản trị mới trong ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, chuẩn mực hóa các quy trình và không gian giao dịch đi kèm với mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Tăng cường phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ và bán buôn, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại. Từng bước chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả trong dịch vụ của ngân hàng.
- Phát huy vai trò chủ đạo, tiên phong của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng và hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ.
Theo định hướng phát triển như trên, NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long phấn đấu để thực hiện một số chỉ tiêu cụ thể trong năm 2011 như sau:
3.1.1.1. Về huy động vốn
Căn cứ vào kết quả đạt được và tình hình thực tế, chi nhánh đăng ký kế hoạch huy động vốn năm 2011 tăng 21% so với ước thực hiện tại thời điểm 31/12/2010, tức là đạt 3923 tỷ quy VND. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế ước
đạt 1.127 tỷ quy VND tăng 4,6% so với năm 2010. Huy động vốn từ dân cư ước đạt 2.823 tỷ quy VND tăng 30% so với năm 2010 bằng việc khai thác các kênh huy động vốn hiện có và mở thêm 02 phòng giao dịch. Động lực tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh là nhằm tài trợ cho các nhu cầu thanh khoản, sử dụng đầu tư cho vay trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các khu vực mới mở rộng gồm Hà Đông, Đông Anh, Sóc Sơn, KCN Thăng Long, Quang Minh, KCN nhỏ và vừa Từ Liêm…Đây là những khu vực mới, có tốc độ đô thị hóa nhanh, đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và các khu đô thị, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế về phía Tây của thành phố Hà Nội.
Dự kiến chênh lệch lãi suất cho vay và huy động của Chi nhánh năm 2011 thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1. Lãi suất bình quân huy động – cho vay dự kiến Loại tiền
Chỉ tiêu VND(%/năm) USD(%/năm)
Lãi suất bình quân cho vay 11,8 5,5
Lãi suất bình quân huy động 9,8 4,1
Chênh lệch lãi cho vay huy động 2,0 1,6
Bảng 3.2. Lãi suất bình quân đầu vào đầu ra dự kiến Loại tiền
Chỉ tiêu VND(%/năm) USD(%/năm)
Lãi suất bình quân đầu ra 11,7 5,3
Lãi suất bình quân đầu vào 10,0 4
Chênh lệch lãi đầu ra – đầu vào 1,7 1,3
Để đạt được chỉ tiêu trên, các giải pháp đặt ra cho chi nhánh trong năm 2011 bao gồm:
Tiếp tục mở thêm các phòng giao dịch tại những điểm tập trung dân cư đông đúc và có thu nhập cao trên địa bàn và vùng lân cận như Cầu Diễn, Xuân Đỉnh, Mê Linh…Dự kiến năm 2011, chi nhánh mở thêm 02 phòng giao dịch, nâng tổng số phòng giao dịch thuộc chi nhánh lên 07 phòng.
Giới thiệu rộng rãi dịch vụ trả lương qua tài khoản sử dụng thẻ ATM cho các công ty, nhà máy thuộc các KCN trên địa bàn lân cận. Đây là một nguồn huy động vốn ổn định và khá lớn, khi các nhà máy ngày càng mở rộng sản xuất và sử dụng
đông đảo lực lượng nhân công. Đối tượng là các KCN như KCN Thăng Long, KCN Quang Minh…và nhiều KCN sẽ mọc lên về phía Đông Bắc thành phố.
Tăng cường công tác, tiếp thị marketing, thực hiện chính sách đối với từng đối tượng khách hàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi với lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn rút gửi linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.1.1.2. Về sử dụng vốn
Kể từ khi thực hiện chủ trương mở rộng từ tháng 8/2008, Hà Nội hiện nay đã trở thành một trong các tỉnh thành phố có diện tích và dân số lớn nhất trong cả nước với hàng chục khu đô thị mới đồng bộ và hiện đại, tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều các dự án đầu tư xây dựng cơ bản…Do vậy nhu cầu vốn phục vụ các dự án phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư trên địa bàn rất lớn.
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội, bám sát chỉ đạo về định hướng tín dụng của Trung ương năm 2011 và chiến lược phát triển khách hàng tại chi nhánh, dự kiến năm 2011 dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long sẽ đạt 2.750 tỷ quy VND, tăng khoảng 25% so với năm 2010, được phân bổ vào các danh mục tín dụng như sau:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn khoảng 20% (dự kiến đạt 952 tỷ quy VND) được xây dựng trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 của các khách hàng hiện có của chi nhánh và có nhiều tiềm năng phát triển như CTCP Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki, CTCP cơ điện và xây dựng Việt Nam, Công ty Đầu tư và Xuất nhập khẩu Viglacera…Ngoài ra chi nhánh cũng mở rộng đầu tư cho các khách hàng mới, đặc biệt là nhóm khách hàng DNNVVs và các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả đã và đang chuyển đổi thành CTCP, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tiếp cận trong năm 2010 như : Công ty TNHH Đông A Elecom, CTCP Vinaconex 2, Các công ty thành viên của Tổng Công ty Bia – Rượu và Nước giải khát Hà Nội.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn (gồm cả phần đồng tài trợ) khoảng 28% (ước đạt 1.558 tỷ quy VND). Dự kiến trong năm 2011 tổng mức giải ngân cho các dự án đã ký kết hợp đồng tín dụng trong năm 2010 khoảng 572 tỷ quy VND bao gồm:
* Các dự án đã ký hợp đồng tín dụng và tiếp tục giải ngân trong năm 2010
Dự án cao tốc 102 Trường Chinh: 95 tỷ Văn phòng Việt Á: 50 tỷ đồng
Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy xe tải hạng nặng Vinaxuki: 50 tỷ đồng Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Bia Hà Nội tại Hải phòng: 170 tỷ Dự án xây dựng chung cư cao tầng CT01: 162 tỷ đồng
Habeco Bao bì: 10 tỷ đồng
Dự án 9A – 9B Phan Chu trinh: 35 tỷ đồng
* Các dự án đang xúc tiến tìm hiểu và thẩm định theo đề nghị của khách hàng:
Dự án Nhà máy sữa Ba vì của Công ty CP Sữa Quốc Tế Dự án đập nước Hà Tĩnh
Dự án Đầu tư Thiết bị Thi công các công trình Thủy điện, thủy lợi.
Dự kiến thu nợ của chi nhánh từ các dự án trung dài hạn và đồng thời tài trợ trong năm 2011 khoảng 237 tỷ đồng. Như vậy trong năm 2011, dư nợ tín dụng trung dài hạn và đồng tài trợ của chi nhánh tăng thêm 338 tỷ quy VND tương đương tăng trưởng 28% so với năm 2010.
Căn cứ vào tình hình thực tế, năm 2011 Chi nhánh đăng ký kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung là 25% so với năm 2010, tương đương 2.750 tỷ quy VND. Trong đó:
Dư nợ cho vay DNNVV dự tính tăng lên 1.180 tỷ chiếm 45% tổng dư nợ toàn Chi nhánh tập trung vào các DNNVV có tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh hiệu quả và có tài sản đảm bảo tại các KCN trên địa bàn như Mê Linh, Từ Liêm.
Theo định hướng tín dụng của Trung ương và công tác khách hàng tại Chi nhánh, các ngành nghề sẽ được Chi nhánh ưu tiên đầu tư trong năm 2011 là các ngành, lĩnh vực kinh doanh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, có nguồn ngoại tệ xuất khẩu và tiền gửi lớn như: sản xuất ô tô, nhập khẩu nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, xuất khẩu kính, dệt may, da giầy…
Tỷ lệ nợ xấu: Công tác thu hồi nợ xấu vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh trong năm 2011. Đến 31/10/2010, nợ xấu của chi nhánh là 94 tỷ VND, dự kiến đến 31/12/2010 mức nợ xấu vẫn giữ nguyên ở mức 94 tỷ đồng, chiếm 4,69% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu không giảm được so với 31/10/2010 chủ yếu tập trung ở nợ quá hạn của Công ty Cầu 5 Thăng Long, Chi nhánh chưa xử lý dứt điểm được do công tác quyết toán công trình cầu Hiệp Thượng chưa xong (đây là nguồn tiền Công ty Cầu 5 dự kiến trả nợ cho Chi nhánh) nên Tổng Công ty Xây dựng chưa chuyển vốn thanh toán cho Công ty Cầu 5 Thăng Long. Trong năm 2011, Chi nhánh sẽ tập trung giải quyết về cơ bản nợ tồn đọng thuộc về các công ty
Cầu thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long (Cầu 6, Cầu 12) trên cơ sở trích nguồn thu từ các công trình mới hiệu quả để trả nợ các công trình cũ với lộ trình phù hợp. Đối với các công ty khác như Kao li, Vân Sơn, Kim Thành…Chi nhánh sẽ tiến hành phát mại tài sản hoặc khởi kiện để thu hồi nợ. Cụ thể chi nhánh phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 3% tổng dư nợ, dự kiến là 91 tỷ so với 94 tỷ trong năm 2010.
Để có thể đạt được các mục tiêu nêu trên, Chi nhánh sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Rà soát, phân loại khách hàng trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng để từ đó có định hướng cho công tác tiếp thị cũng như chính sách với từng khách hàng cụ thể.
Nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tín dụng. Trong năm 2011, Chi nhánh sẽ tiến hành tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ như thẩm định dự án đầu tư, định giá và bổ trợ kiến thức pháp luật phục vụ công tác tín dụng.
Sử dụng cơ chế lãi suất cho vay linh hoạt và có tính cạnh tranh. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay được tính toán chặt chẽ, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, tăng trưởng hài hòa giữa huy động vốn và tín dụng.
Chú trọng đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNVV, nắm bắt và áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo định hướng chiến lược của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Bên cạnh việc cho vay đơn thuần, Chi nhánh sẽ hướng tới cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tổng hợp nhằm nâng cao tính tiện ích của các sản phẩm ngân hàng đối với khách hàng vay vốn.
Tập trung đầu tư vào địa bàn mới là các KCN với các đối tượng là các DNNVV.
Lựa chọn, bổ sung các cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ, tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp, nâng số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của Chi nhánh.