Hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 40)

2.2.2 Hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long Long

Các DNNVV ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng, tỷ trọng của doanh nghiệp loại này trong nền kinh tế ngày càng cao. DNNVV là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một nền kinh tế của một quốc gia nào trên thế giới. Nhận thức được điều này, Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long đã có những bước chuyển biến quan trọng trong cơ cấu khách hàng tại chi nhánh cũng như thực hiện chủ trương đa dạng hóa danh mục tín dụng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ và DNNVV, tích cực tìm kiếm các DNNVV có triển vọng và các cá nhân có tình hình tài chính tốt để cho vay.

2.2.2.1. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long

(Tỷ trọng dư nợ cho vay chính bằng Hệ số sử dụng vốn vay)

Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2008, số lượng DNNVV vay ở chi nhánh chỉ mới đạt con số 93 doanh nghiệp. Sang đên năm 2009, con số này tăng lên 102 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm 2008. Đến năm 2010, con số này đạt 112 doanh nghiệp, tăng thêm 10 doanh nghiệp so với năm 2009. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tổng dư nợ đối với DNNVV tại chi nhánh tăng lên.

Bảng 2.13. Tỷ trọng dư nợ cho vay

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Dư nợ DNNVV 108,99 242,4 375,25 851,4 Tổng dư nợ 550,46 1200 1455 2200 Tỷ trọng dư nợ DNNVV/ Tổng dư nợ 19,8% 20,2% 25,79% 38,7%

Dư nợ cho vay đối với DNNVV của chi nhánh tăng lên qua các năm. Tỷ trọng dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ của Chi nhánh luôn duy trì ở mức tương đối ổn định, cao nhất là vào năm 2010, tỷ trọng cho vay DNNVV lên tới 38,7%. Đây là một tỷ trọng chưa phải là cao so với số lượng DNNVV hiện đang hoạt động ở trong nước (chiếm hơn 90% tổng doanh nghiệp). Nhu cầu vốn vay của các DNNVV hiện nay là rất nhiều tuy nhiên doanh nghiệp loại này chưa thể tiếp cận một cách tối đa với nguồn vốn vay vì hiện tại Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long vẫn rất thận trọng trong việc cho vay đối với DNNVV. Chi nhánh luôn duy trì lượng dư nợ đối với loại doanh nghiệp này ở một mức nhất định trong khi đó, tỷ trọng nợ khác chiếm đến 2/3 tổng dư nợ và chủ yếu là cho các doanh nghiệp lớn vay. Một phần lý do chủ quan đến từ phía ngân hàng nhưng cũng phải xét đến các nhân tố chủ quan đến từ phía DNNVV cũng như trong bối cảnh khó khăn chung của toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng, trong những năm gần đây việc chú trọng vào hoạt động cho vay đối với DNNVV của chi nhánh đang có những lưu tâm nhất định. Tỷ trọng dư nợ DNNVV trên tổng dư nợ qua các năm tăng. Năm 2008, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV ở mức 20,2%. Sang đến năm 2009, bất chấp cuộc suy thoái kinh tế trên toàn cầu, tỷ trọng này tăng lên và đạt mức 25,79%. Năm 2010, nền kinh tế thế giới đang trên giai đoạn phục hồi thì con số này ở Chi nhánh là 38,7%. Mặc dù, dư nợ cho vay đối với DNNVV tăng chậm qua các năm nhưng vẫn thể hiện được sự quan tâm của chi nhánh vào việc cho vay đối với doanh nghiệp loại này.

Năm 2010, nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn phục hồi sau suy thoái kinh tế 2009, dư nợ toàn ngân hàng đều tăng, kể cả dư nợ đối với DNNVV đều tăng, Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long duy trì được tỷ trọng dư nợ DNNVV tăng so với năm 2009, số lượng DNNVV năm 2010 tăng so với 2009 là 10 doanh nghiệp, điều này cho thấy Chi nhánh đang có xu hướng tập trung vào các doanh nghiệp loại này để mở rộng sản xuất kinh doanh.

2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV theo các năm 2007 -2010 thì tỷ lệ này có sự biến động rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu ở đây không hoàn toàn là từ phía chủ quan của ngân hàng mà là do tác động lớn từ những biến động kinh tế xảy ra liên tục từ 2008-2009, khủng hoảng kinh tế năm 2008 và suy thoái năm 2009. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 giảm rất mạnh so với năm 2008 từ 122,4% xuống chỉ còn 54,8% nhưng con số này lại tăng đột biến năm 2010, từ 54,8% năm 2009 lên tới 126,9% năm 2010. Đây là con số rất đáng khen ngợi của năm 2010, trong bối cảnh nền kinh tế đã dần phục hồi trên toàn cầu và không thể không kể đến những nỗ lực của toàn Chi nhánh đã khắc phục được những khó khăn do suy thoái kinh tế mang lại. Dưới đây là tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNNVV từ 2007 – 2010.

Khi xem xét DNNVV, ngoài việc xem xét các con số tuyệt đối về dư nợ, chúng ta cần xem xét cơ cấu dư nợ về mặt thời gian đó là: dư nợ ngắn hạn hay dư nợ trung và dài hạn.

Hiện nay, tại chi nhánh, các khoản cho vay đối với DNNVV chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn. Lượng cho vay ngắn hạn chiếm gần như tuyệt đối trong dư nợ cho vay đối với DNNVV. Không chỉ chi nhánh và đối với toàn hệ thống ngân hàng thì khi cho DNNVV vay thì vẫn chủ yếu, đa phần là các khoản cho vay ngắn hạn. Với tính chất đặc thù của DNNVV, là mới thành lập, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cao, nên để hạn chế tối đa rủi ro mà chi nhánh gặp phải, thì các khoản cho vay chủ yếu là ngắn hạn là phù hợp. Đây là một cách để chi nhánh đảm bảo thu hồi khoản vay nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại các khoản vay với doanh nghiệp loại này theo thời gian trung và dài hạn. Các doanh nghiệp này thường là những doanh nghiệp khá lâu và có một mối quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng, là khách hàng chiến lược, mục tiêu của ngân hàng.

Bảng 2.14. Dư nợ cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Dư nợ ngắn hạn 215,74 338,18 792,65

Dư nợ trung và dài hạn 26,66 37,07 58,75

Tổng dư nợ DNNVV 242,4 375,25 851,4

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010) [8]

Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long thực hiện cho vay đối với DNNVV chủ yếu là cho vay ngắn hạn, các khoản vay trung và dài hạn hầu như rất ít và chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Lượng cho vay DNNVV ngắn hạn năm 2009 là 338,18 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 56,75%. Đây là một con số chưa phải cao nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang lâm vào suy thoái toàn cầu thì cũng đáng khen ngợi. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn cho vay DNNVV là 792,65 tỷ đồng, tăng 134,4% so với năm 2009. Bằng những chiến lược kinh doanh hợp lý và nỗ lực của toàn cán bộ chi nhánh, chi nhánh đã đạt được một con số tăng về dư nợ cho vay DNNVV ngắn hạn rất ấn tượng. So với các chi nhánh khác trong mạng lưới chi nhánh của NHTMCPNTVN thì chi nhánh Thăng Long có tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn cao. Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV năm 2009

là 37,07 tỷ đồng, năm 2010 là 58,75 tỷ đồng, tăng 58,5%. Tỷ trọng trong cơ cấu theo thời gian của dư nợ cho vay đối với DNNVV của chi nhánh nghiêng hẳn về cho vay ngắn hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn với DNNVV biến động trên dưới 90%, gần như tuyệt đối trong dư nợ cho vay DNNVV. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn sang đến năm 2009 và 2010 có biến động giảm so với năm 2008. Việc giảm tỷ trọng này vào năm 2008, 2009 là điều không nằm ngoài dự đoán của các nhà quản trị ngân hàng, DNNVV thường khó đứng vững đối với những biến động lớn của nền kinh tế, việc giảm các khoản vay trung và dài hạn với loại doanh nghiệp này trong thời gian vừa rồi là điều hoàn toàn đúng đắn và hợp lý để giảm thiểu rủi ro trong việc hoàn trả khoản nợ của DNNVV.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay

2.2.2.3. Tình hình nợ quá hạn của DNNVV tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long.

Nợ quá hạn là một tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Chi nhánh mới được chuyển thành Chi nhánh cấp I chưa lâu nên việc đảm bảo một tỷ lệ nợ ngắn hạn phù hợp, thấp là hết sức quan trọng. Điều này ảnh hưởng đến uy tín cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Việc đã và đang mở rộng phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV trong thời gian gần đây cũng tác động lớn đến tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Dưới đây là bảng nợ quá hạn trong hoạt động cho vay đối với DNNVV của chi nhánh 2009 – 2010.

Bảng 2.15. Nợ quá hạn Đơn vị : tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Nợ quá hạn DNNVV 9,6 19,99 26,83 Dư nợ DNNVV 242,4 475,25 851,4 Tỷ lệ nợ quá hạn 3,9% 4,2% 3,2%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010) [8]

Nợ quá hạn của DNNVV chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV. So với toàn ngành ngân hàng thì đây là một tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Nợ quá hạn cho vay DNNVV trong năm 2008 là 9,6 tỷ đồng và có xu hướng tăng nhanh đến năm 2009, tăng 108,2% so với năm 2009. Điều này cũng phù hợp với điều kiện suy thoái kinh tế năm 2009, các doanh nghiệp loại này nói riêng và tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm đó nói chung đều gặp rất nhiều khó khăn. Khi giá cả leo thang, chi phí đầu vào đắt đỏ, việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp giảm, làm cho khả năng hoà trả nợ vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng cũng giảm đi đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV trong năm 2008 chỉ 3,9% nhưng sang đến 2009, con số này tăng lên 4,2%. Tình hình gia tăng nợ quá hạn đối với tất cả các ngân hàng đang hoạt động nói chung và chi nhánh nói riêng là điều không tốt. Điều này có nghĩa là công tác thẩm định cho vay đối với DNNVV ở chi nhánh chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những tác động chủ quan và khách quan như trên, các nhà quản trị ngân hàng cũng như ban lãnh đạo của NHTMCPNTVN đã tiến hành nhiều chính sách nhằm tăng cường cho vay, đẩy dư nợ cho vay, và có những chiến lược kinh doanh để giảm tỷ lệ nợ xấu. Bằng sự nỗ lực của mình, chi nhánh đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 giảm xuống còn 3,2% trong khi dư nợ cho vay với DNNVV vẫn tăng cao. Năm 2010, nợ quá hạn của DNNVV là 26,83 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2009. Như vậy tốc độ tăng nợ quá hạn so với thời kì 2008 – 2009 giảm xuống chỉ còn 1/3.

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn

Vì chi nhánh cho vay DNNVV với các khoản vay chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn nên nợ quá hạn đối với các khoản cho vay DNNVV ngắn hạn là điều hợp lý. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNNVV là ngắn hạn trên tổng nợ quá hạn DNNVV là 90,1%, qua đến 2009 con số này tăng lên 92% và năm 2010 là 93,9%. Tỷ trọng nợ quá hạn cho vay DNNVV là trung và dài hạn chiếm một con số nhỏ. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng cho vay đối với DNNVV của chi nhánh trong thời gian 2008 – 2010. Dưới đây là biểu đồ về cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian của hoạt động cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh 2008 – 2010.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nợ quá hạn cho vay ngắn, trung và dài hạn

2.2.2.4. Thu nhập và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNNVV tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long.

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNNVV luôn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp loại này. Từ năm 2008 – 2010, tại Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long, thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNNVV đã đạt được những con số tăng trưởng đáng kể.

Bảng 2.16. Thu nhập từ hoạt động cho vay

Đơn vị : tỷ đồng.

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Thu nhập từ cho vay 153,58 168,75 207,48

Thu nhập từ cho vay DNNVV 92,15 100,1 128,85

Tổng thu nhập 243 250 260

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010) [8]

Theo thống kê ta thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNNVV chiếm khoảng 2/3 tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của chi nhánh. Con số này cho thấy, chiến lược trong những thời gian gần đây của chi nhánh Thăng Long là tập trung chủ yếu vào các DNNVV, đẩy mạnh dư nợ cho vay đối với các DNNVV, xem DNNVV là một đối tượng khách hàng mục tiêu và tiềm năng trong định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đây là một thị trường tốt và rộng để cho chi nhánh phát triển. Thu nhập từ cho vay DNNVV năm 2008 là 92,15 tỷ đồng, sang đến 2009 con số tuyệt đối về thu nhập này là 100,1 tỷ đồng tăng 8,5%. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế 2009, tốc độ tăng trưởng thu nhập cho vay DNNVV tại chi nhánh chỉ đạt con số rất khiêm tốn, tuy nhiên nếu so với mặt bằng chung thì để tăng được con số như trên thì đó là một nỗ lực vô cùng lớn và đáng ghi nhận. Năm 2010, phục hồi kinh tế, thu nhập từ cho vay DNNVV tăng đạt 128,85 tỷ đồng, tăng 28,7% so với năm 2009 nhờ ban lãnh đạo Hội sở và chi nhánh đã có những bước điều chỉnh nhanh chóng và hợp lý trong chính sách tín dụng và hoạt động cho vay.

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV tại chi nhánh nhìn chung đạt con số cao hơn ½ thu nhập từ hoạt động cho vay của toàn chi nhánh. Năm 2008, tỷ lệ này là 60%, sang đến năm 2009 ảnh hưởng chung trên toàn hệ thống ngân hàng bởi suy thoái kinh tế, tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNVV tăng, làm cho con số này tăng lên đạt 62,1% cho thấy thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNNVV

trong tổng thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng lớn tại chi nhánh, tỷ lệ này tăng phù hợp với chiến lược của chi nhánh trong thời gian gần đây. Biểu đồ sau đây thể hiện tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh 2008 – 2010.

Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng thu nhập từ cho vay

2.2.2.5. Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với DNNVV tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long

Doanh số cho vay trong các năm từ 2007-2010 liên tục có sự tăng trưởng. Từ năm 2007 đến hết 2008 doanh số cho vay tăng trưởng khá cao, từ 686 tỷ đồng đạt 1260 tỷ đồng năm 2008, tăng 75,80%. Sang đến năm 2009 nằm trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, doanh số cho vay của Chi nhánh vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm so với năm 2008, tăng 67,41%. Đến năm 2010 nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn phục hồi, sự tăng trưởng về doanh số cho vay tăng mạnh so với những năm trước đó, doanh số cho vay đạt 3910 tỷ đồng, tăng 93,66% so với năm 2009. Để đạt được con số này, toàn bộ chi nhánh đã có những sự nỗ lực rất lớn trong hoàn thiện chính sách cho vay, các gói ưu đãi về lãi suất mà NHNN đã công bố. Doanh số cho vay năm 2010 cũng như các năm trước đó vẫn tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay ngắn hạn. Cho vay trung và dài hạn năm 2010 chiếm 52% doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w