Chính sách tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 30)

NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long

2.2.1. Chính sách tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long Thăng Long

2.2.1.1. Quy trình cho vay đối với DNNVV

Để có được quyết định cho vay đúng đắn, đảm bảo nguyên tắc sinh lời và an toàn cho ngân hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả doanh nghiệp và ngân hàng

thì hoạt động cho vay phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay. Quy trình cho vay đối với DNNVV là quy trình thống nhất nội bộ của NHTMCPNTVN về trình tự các bước xử lý trong quá trình cấp tín dụng đến khách hàng là DNNVV.

Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, đối với các đối tượng khách hàng khác nhau, đối với các sản phẩm cho vay khác nhau, Hội sở cũng như Chi nhánh của NHTMCPNTVN có thể có những quy định bắt buộc, khuyến khích hay không áp dụng một/một số bước xử lý trong quy trình cho vay này.

Bước 1. Tìm hiểu, tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hỗ trợ

Cán bộ quan hệ khách hàng DNNVV (CBQHKH DNNVV) có nhiệm vụ tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục vay vốn. Tiến hành thu thập các thông tin và hồ sơ tài liệu trực tiếp từ khách hàng hoặc từ nguồn khác như thông tin bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, phương tiện thông tin đại chúng (nếu có) để làm cơ sở phục vụ cho công tác phân tích rủi ro về sau.

Khi tiếp nhận yêu cầu vay vốn, CBQHKH DNNVV xem xét doanh nghiệp nằm trong ngành nào thì trước tiên CBQHKH sẽ tìm hiểu chung về những đặc điểm của ngành để yêu cầu cung cấp hồ sơ và làm căn cứ để so sánh nhận xét. Sau đó, CBQHKH tối thiểu sẽ xem xét những nội dung sau:

- Tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bên ngoài của hồ sơ

- Thông tin cập nhật về những thay đổi quan trọng của khách hàng so với thời điểm được xác định giới hạn tín dụng (nếu có)

- Thông tin liên quan đến nhu cầu tín dụng cụ thể đang được đề cập; phương án kinh doanh, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và biện pháp đảm bảo tiền vay.

- Sự phù hợp của nhu cầu tín dụng đối với chính sách tín dụng, giới hạn tín dụng và các điều kiện đã được duyệt.

Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng như doanh thu, doanh số bán hàng, khả năng xuất khẩu, thị trường tiêu thụ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Tìm hiểu và xác minh kỹ về năng lực tài chính của khách hàng bao gồm vốn pháp định, vốn tự có, nguồn tài trợ, khả năng sinh lời. Tìm hiểu khả năng vay vốn, tài sản thế chấp cầm cố, thực trạng dư nợ của doanh nghiệp có đối chiếu từ các nguồn khác nhau.

Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, cập nhật của hồ sơ và thông tin liên quan đến khách hàng để có thể giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá đúng đắn về khách

hàng, làm cơ sở cho việc đề xuất cấp hạn mức cho khách hàng hoặc phê duyệt tín dụng.

Bước 2. Thẩm định hồ sơ vay vốn, đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng

CBQHKH DNNVV sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng tiến hành thẩm định hồ sơ bao gồm thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp, thẩm định nhu cầu vay vốn (cấp hạn mức). Xem xét sự phù hợp việc cấp tín dụng với giới hạn tín dụng đã được duyệt (nếu có), các quy định có liên quan đến phương án kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và biện pháp đảm bảo tín dụng. Tùy thuộc vào loại đảm bảo tín dụng mà CBQHKH DNNVV phối hợp với ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh hoặc ban thẩm định để việc đánh giá tài sản tăng tính khách quan hơn. Sau đó, CBQHKH DNNVV sẽ tiến hành cho điểm và xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp trên các cơ sở trên.

Bước 3. Lập tờ trình thẩm định về hồ sơ vay vốn của khách hàng

Trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng và kết quả chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm khách hàng, nếu nhận thấy có thể thiếp lập hoặc tiếp tục quan hệ tín dụng với khách hàng, CBQHKH DNNVV lập tờ trình thẩm định và hồ sơ vay gửi lên Trưởng phòng Quan hệ khách hàng.

Tờ trình thẩm định phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Cung cấp đầy đủ, trung thực và rõ ràng những thông tin phòng Quan hệ khách hàng tổng hợp được, tối thiểu phải bao gồm những thông tin như: tư cách pháp lý bên đi vay, bộ máy tổ chức, tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay của khách hàng, tình hình tài sản thế chấp…

- Tờ trình phải mạch lạc, rõ ràng, không tẩy xóa, phân tích rủi ro trong việc cấp tín dụng đến khách hàng.

- Cán bộ và trưởng phòng phải ký kiểm soát lên tất cả các trang báo cáo. - Kết luận rõ: Định hướng quan hệ với khách hàng (thiết lập mới, tăng cường, giảm, duy trì như hiện tại…) và giá trị giới hạn tín dụng theo sản phẩm tín dụng, mức giới hạn tín dụng cam kết với khách hàng; điều kiện sử dụng giới hạn tín dụng (mục đích sử dụng, thời hạn hiệu lực của giới hạn tín dụng, cách thức rút vốn vay, biện pháp bảo đảm…)

Trưởng phó phòng Quan hệ khách hàng kiểm tra kĩ các thông tin đã được CBQHKH DNNVV cung cấp, kiểm tra lại đầy đủ các nội dung tờ trình thẩm định, bổ sung và đề xuất những nội dung còn thiếu sót.

Kiểm tra các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tín dụng để đảm bảo tính thống nhất, khớp đúng. Ban giám đốc ngân hàng thực hiện phê duyệt tín dụng theo đúng mức ủy quyền của mình. Nội dung phê duyệt phải thể hiện rõ ràng ý kiến là đồng ý hay không đồng ý cho vay kèm theo những điều kiện cụ thể.

Bước 5: Đàm phán và tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng

Căn cứ vào nội dung tín dụng đã được duyệt, phòng Quan hệ khách hàng chọn mẫu hợp đồng phù hợp để dự thảo. Hợp đồng sẽ ký với khách hàng và gửi khách hàng xem xét ký. Phòng quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm đảm bảo thông tin trên hợp đồng khớp đúng với những thông tin của khoản tín dụng đã được phê duyệt.

Việc tổ chức ký hợp đồng với khách hàng theo những nguyên tắc sau:

- Đảm bảo các chữ ký trên các Hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp của khách hàng theo quy định của Pháp luật.

- Nội dung Hợp đồng tuân thủ các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt. - Đại diện NHTMCPNTVN ký kết trên các loại hợp đồng theo quy định phân cấp ủy quyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các hợp đồng thế chấp, cầm cố sau khi được ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, phòng QHKH (hoặc bộ phận chuyên trách được giao trách nhiệm) thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng theo quy định của pháp luật.

Đối với những trường hợp từ chối cho vay, ngân hàng phải có văn bản thông báo và nêu lý do từ chối, người ra quyết định tín dụng phải ghi ý kiến từ chối lên giấy đề nghị cấp tín dụng cũng như hồ sơ xin vay vốn.

Nếu hợp đồng được ký kết với những điều khoản cụ thể và rõ ràng thì công tác giám sát, kiểm soát khoản vay sau khi cấp sẽ càng thuận lợi hơn. Do đó, việc đàm phán và ký kết hợp đồng tín dụng phải được ngân hàng coi trọng, đặc biệt với những khoản cho vay có quy mô lớn, có thời gian dài hay khách hàng có độ rủi ro tương đối cao.

Bước 6: Giải ngân khoản vốn cho vay

Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng vay vốn dựa trên cơ sở mức tín dụng mà ngân hàng đã cam kết trên hợp đồng. Giải ngân phải đảm bảo được

nguyên tắc: sự vận động của tín dụng gắn liền với sự vận động của hàng hóa. Hay việc phát tiền vay phải có hàng hóa đối ứng, phù hợp với mục đích vay của hợp đồng tín dụng đã ký kết, đảm bảo sinh lời và an toàn cho ngân hàng.

Cán bộ quản lý nợ mở tài khoản vay, điền số tài khoản vay và ký nháy vào các giấy nhận nợ, trình Trưởng phòng Quản lý nợ ký. Hồ sơ giải ngân được xử lý tiếp như sau:

- 01 giấy nhận nợ được chuyển lại cho khách hàng.

- 01 giấy nhận nợ cùng các chứng từ kèm theo được chuyển tiếp sang các bộ phận tác nghiệp có liên quan để thực hiện giải ngân (P.Kế toán giao dịch để chuyển khoản..).

- Giấy nhận nợ còn lại lưu tại phòng Quản lý nợ.

Cơ sở để ngân hàng thực hiện giải ngân là căn cứ vào kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đã được nêu trong hợp đồng tín dụng. Về nguyên tắc, CBQHKH DNNVV không phải là người đưa ra quyết định tín dụng để đảm bảo an toàn và dễ kiểm soát. CBQHKH DNNVV có nhiệm vụ theo dõi tiến trình giải ngân theo đúng điều kiện và số lượng như trong hợp đồng tín dụng. Phương thức giải ngân hoàn toàn căn cứ vào nội dung cam kết của hợp đồng tín dụng.

Bước 7: Kiểm tra, giám sát rủi ro và thu hồi vốn vay

Giai đoạn kiểm tra sau cho vay là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quy trình vay nhằm theo dõi, đánh giá mức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng và kịp thời có các biện pháp ứng xử kịp thời.

Kiểm tra thường xuyên việc khách hàng sử dụng khoản vay đúng mục đích như đã cam kết ở hợp đồng tín dụng hay không, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, công nợ của khách hàng nhằm kịp thời phát hiện ra những thay đổi có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và nguồn trả nợ,

Kiểm kê tài sản thế chấp, cầm cố và thực hiện tái thẩm định các tài sản đảm bảo này. Ghi sổ theo dõi các khoản vay, thu nợ, kỳ hạn nợ và nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.

Thường xuyên thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá khả năng rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp. Đồng thời phân tích những khó khăn, thử thách mà doanh nghiệp có thể gặp phải dẫn đến ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng. Xây dựng một kế hoạch hợp lý, cụ thể cho việc thực hiện thu hồi nợ.

Trong trường hợp phát hiện ra rủi ro, phòng QHKH phải thực hiện các công việc sau:

- Xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

- Trường hợp đánh giá có nhiều khả năng tổn thất với ngân hàng, phòng phải báo cáo giám đốc tình hình và đề xuất biện pháp cần thiết như tạm ngừng cho vay mới, thực hiện quản lý tiền gửi thanh toán chặt chẽ hơn…

- Thực hiện chấm điểm, xếp hạng lại Khách hàng nếu cần thiết. - Theo dõi và thực hiện các biện pháp xử lý được phê duyệt.

Bước 8: Tất toán và thanh lý hợp đồng tín dụng

Khi đến kỳ hạn trả nợ, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi vốn gốc và lãi theo nội dung trong hợp đồng tín dụng. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày đến hạn nợ, phòng quản lý nợ liệt kê các khoản nợ đến hạn để chuyển phòng Quan hệ khách hàng đôn đốc trả nợ.

Trường hợp thấy khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, tùy thuộc vào nguyên nhân từ phía khách hàng mà CBQHKH DNNVV đề xuất biện pháp thích hợp để cấp thẩm quyền quyết định sửa đổi tín dụng hoặc áp dụng ngay các biện pháp như đối với khoản vay có dấu hiệu rủi ro.

Đến hạn, CB quản lý nợ tính toán, kiểm tra lãi, phí, giá trị nợ đến hạn phải thu. Trường hợp nguồn thu không đủ, theo dõi việc hệ thống công nghệ tự động chuyển nợ quá hạn và thông báo kịp thời đến CBQHKH DNNVV để phối hợp thực hiện theo quy định xử lý nợ quá hạn.

Nếu toàn bộ khoản nợ đã được thu hồi đầy đủ, phòng quản lý nợ lập 02 thông báo đóng hồ sơ vay/ hồ sơ bảo lãnh/giải chấp tài sản đảm bảo để gửi phòng QHKH.

2.2.1.2. Chính sách tín dụng

Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương không giới hạn vào một đối tượng cụ thể và hạn chế đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho từng loại đối tượng khác nhau để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng với tất cả các đối tượng vay vốn. Do đó, đối tượng DNNVV cũng không nằm ngoài chính sách này đồng thời DNNVV cũng được ưu tiên áp dụng một số chính sách ưu đãi đặc biệt theo chính sách của Nhà nước cũng như quy định của NHNN Việt Nam.

a, Quy định về đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay của Chi nhánh bao gồm: doanh nghiệp, các hợp tác xã, các CTCP, công ty TNHH, doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài và các cá nhân tổ chức khác có đủ điều kiện pháp lý tại Điều 94 của Bộ luật dân sự.Khách hàng vay vốn của ngân hàng có thể là các cá nhân ở trong hay ngoài nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế…Khi thực hiện công việc này, ngân hàng đã làm đúng chức năng của mình là làm kênh dẫn vốn, điều tiết vốn trong nền kinh tế.

b, Quy định về nguyên tắc vay vốn: Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khách hàng, là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Nói chung khách hàng vay vốn của NHTMCPNTVN nói chung và Chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương nói riêng đều phải đảm bảo hai nguyên tắc chính sau đây:

- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã cam kết: việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay về sau. Do đó, về phía ngân hàng, trước khi cho vay cần tìm hiểu một cách cụ thể mục đích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra, giám sát khách hàng có sử dụng vốn vay như mục đích đã cam kết hay không. Điều này hết sức quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ cho vay sau này.

Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã vay đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng về sau.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Hoàn trả nợ gốc và lãi vay là một nguyên tắc không thể thiếu và rất quan trọng trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho khách hàng vay. Đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là nguồn vốn mà ngân hàng huy động từ tiền gửi của khách hàng, do đó sau khi cho vay trong một thời gian nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại tiền gửi cho khách hàng. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời hạn nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi cho bên cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 30)