Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 52)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

a, Chính sách tín dụng đối với DNNVV còn chưa linh hoạt: Hiện nay, trong chính sách cho vay đối với DNNVV ở Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long đã có những thay đổi lớn, tuy nhiên tâm lý thận trọng trong vấn đề cho vay đối với doanh nghiệp loại này vẫn còn tồn tại và chi phối đáng kể đến hoạt động cho vay của Chi nhánh.

Trong quyết định cho vay đối với DNNVV, tài sản đảm bảo luôn là một vấn đề được chi nhánh đặt biệt quan tâm. Các trở ngại về quy định về tài sản đảm bảo đã ảnh hưởng không hề nhỏ đối với DNNVV mà các doanh nghiệp này khó có thể vượt qua được. Với tâm lý e dè như vậy, nhiều trường hợp các tài sản đảm bảo của doanh nghiệp bị ngân hàng hạ thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường của chúng. Do vậy, doanh nghiệp rất khó tiếp cận được với những khoản vay theo đúng yêu cầu, mất đi cơ hội đầu tư, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả gốc và lãi của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, nhiều doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, có khả năng trả nợ nhưng tài sản đảm bảo giá trị nhỏ hoặc chưa đầy đủ về mặt pháp lý thì cũng sẽ không được phê duyệt cho vay. Điều này tác động rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay và nâng cao hiệu quả cho vay của khách hàng.

Trong quá trình phân tích tài chính của doanh nghiệp cũng như phân tích tính khả thi và hiệu quả của các phương án, dự án đầu tư, ngân hàng chỉ mới tiến hành các biện pháp đơn giản như so sánh, phân tích, tính toán những hệ số đơn giản và cơ bản. Ngoài ra, ngân hàng còn gặp khó khăn rất lớn trong việc hoàn thành hợp đồng thế chấp cầm cố với doanh nghiệp khi việc định giá tài sản đảm bảo có liên quan đến những tài sản là bất động sản.

b, Nguồn vốn huy động chưa có sự phù hợp về kỳ hạn so với các khoản cho vay: Khả năng phát triển nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh

còn nhiều bất cập và hạn chế. Trong cơ cấu về tổng nguồn vốn huy động thì chiếm đa số là các nguồn vốn huy động ngắn hạn trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của DNNVV là rất nhiều để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu tư dự án…Việc ngân hàng không có đủ nguồn vốn trung và dài hạn đã gây khó khăn trong việc điều chỉnh và duy trì cơ cấu cho vay hiệu quả đáp ứng tối đa các nhu cầu của doanh nghiệp. Việc mở rộng cho vay thời hạn trung và dài hạn bị hạn chế sẽ dẫn đến lợi nhuận kinh doanh có chiều hướng không tăng, làm cho hiệu quả của hoạt động cho vay đối với DNNVV giảm sút.

c, Thông tin về DNNVV còn nhiều hạn chế, thiếu sót: Hoạt động của ngân

hàng có liên quan đến nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Vì thế, để ra quyết định cho vay thì ngân hàng phải dựa vào rất nhiều các thông tin từ các nguồn khác nhau. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, thông tin càng ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên việc thu thập thông tin về DNNVV của cán bộ khách hàng chưa thật chất lượng. Thông tin mà ngân hàng có được chủ yếu do chính doanh nghiệp vay vốn cung cấp cho, sau đó, cán bộ quan hệ khách hàng xác minh lại chứ hầu như không có sự thu thập thông tin qua các kênh như qua các tổ chức tín dụng khác, qua đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng…Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và tính chính xác của thông tin.

d, Hoạt động Marketing, giới thiệu sản phẩm dịch vụ chưa thật hiệu quả:

Các sản phẩm dịch vụ cho vay đối với DNNVV tại Hội sở chính nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng nhìn chung không mới mẻ không tạo được sự khác biệt mạnh đối với sản phẩm này đến hạn thì khách hàng không có sự lựa chọn sản phẩm khác để thay thế cho sản phẩm cũ. Chi nhánh chưa đưa ra được những chiến lược marketing phù hợp với từn đối tượng khách hàng, do đó chưa thể hấp dẫn và thu hút được khách hàng. Hình thức tiếp thị khách hàng chủ yếu vẫn là trực tiếp tìm đến các doanh nghiệp để giới thiệu về sản phẩm của ngân hàng mình, do đó tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

a, Từ phía DNNVV:

Thứ nhất, năng lực tài chính và năng lực quản lý của các DNNVV còn gặp

sở hữu không cao, hạn chế đến năng lực tài chính cũng như khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Giá trị tài sản thấp làm cho vấn đề đảm bảo điều kiện về tài sản đảm bảo của ngân hàng đối với DNNVV bị hạn chế, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV. Hơn thế nữa, trình độ của đội ngũ quản lý các DNNVV còn thấp, nhiều khi chưa qua trường lớp đào tạo căn bản nào, thậm chí không đủ khả năng để lập phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư để trình cho ngân hàng mà hầu hết phải đi thuê. Nhiều phương án đầu tư, dự án của DNNVV còn mang tính chủ quan, áp đặt từ phía lãnh đạo doanh nghiệp hoặc chỉ dựa trên kinh nghiệm thuần túy, nội dung còn sơ sài. Chính vì thế nên khó có thể thuyết phục ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp của mình để thực hiện các phương án và dự án đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, hệ thống sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính của DNNVV còn

thiếu minh bạch và tính thuyết phục. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa có độ tin cậy cao. Khó khăn nhất của các DNNVV hiện nay đó chính là khâu tập hợp hồ sơ tài chính và lập phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư để trình lên ngân hàng khi vay vốn. Các báo cáo tài chính được lập thiếu chính xác, không có các chứng từ rõ ràng để làm căn cứ xác minh gây ra những khó khăn rất lớn đối với ngân hàng khi tiến hành thẩm định. Doanh nghiệp hiện nay thường có hai hệ thống kế toán chuyên biệt, một để báo cáo thuế và một là tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính để khai thuế thường có kết quả thấp hơn so với tình hình sản xuất thực tế, nhiều khi lỗ để tránh nộp thuế và khi trình ngân hàng để xin vay vốn thì doanh nghiệp thường nộp báo cáo thuế. Như vậy nếu căn cứ vào báo cáo này thì doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để được cho vay.

Thứ ba, mức độ tín nhiệm, uy tín của các DNNVV chưa cao. Phần lớn các

DNNVV chưa tạo lập được vị thế vững chắc trên thị trường, chủ yếu còn kinh doanh nhỏ lẻ nên ngân hàng khi nhận hồ sơ xin vay chưa có nhiều nguồn để xác nhận thông tin kinh doanh của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp là chưa cao nên chưa thể có được ngay sự tin tưởng của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng nhưng không tìm mọi cách để trả nợ hoặc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt để trả nợ làm cho rủi ro đạo đức mà ngân hàng gặp phải là vô cùng cao. Điều này ảnh hưởng đặc biệt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

b, Từ môi trường pháp lý, kinh tế, xã hội

Thứ nhất, môi trường pháp lý: Hiện nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật

này chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ còn tồn tại sự chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành, khi doanh nghiệp sử dụng tài sản đảm bảo là thế chấp hoặc cầm cố, bảo lãnh gặp rất nhiều khó khăn trong thủ tục đăng ký quyền sở hữu quyền tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, định giá tài sản đảm bảo nhất là đối với tài sản là bất động sản.

Vấn đề trích lập dự phòng rủi ro chưa đảm bảo được tính an toàn, sinh lời cho Ngân hàng vì trích lập dự phòng chỉ mới quan tâm đến thời hạn của tín dụng.

Vai trò hỗ trợ cho các DNNVV của Nhà nước còn mờ nhạt, còn thiếu các chính sách cần thiết để khuyến khích sự phát triển DNNVV. Cơ sở pháp lý và phương pháp tổ chức quản lý của nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Tình trạnh DNNVV phát triển lan tràn với số lượng ngày càng đông đảo nhưng không đạt hiệu quả, các thông tin về doanh nghiệp không đủ chính xác và không được cập nhật do đó làm cho cơ quan có thẩm quyền quản lý không nắm bắt được số lượng DNNVV nhừng hoạt động và lý do ngừng hoạt động. Chính sự phát triển quá nhanh với số lượng lớn của DNNVV trong khi bộ máy quản lý không kiểm soát được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến nhiều doanh nghiệp lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, làm cho các ngân hàng dè dặt hơn trong việc cho vay đối với DNNVV.

Thứ hai, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: Trong ba năm trở lại đây, nền

kinh tế gặp rất nhiều biến động và thách thức. Khủng hoảng năm 2008 và suy thoái năm 2009 đã ảnh hưởng không khỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cả DNNVV và ngân hàng. Giá cả tăng cao, làm cho chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất của DNNVV tăng cao trong khi giá bán lại cạnh tranh làm giảm thu nhập của doanh nghiệp từ đó làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng trong trường hợp doanh nghiệp không hoàn trả được nợ vay hoặc ngân hàng sẽ phải tiến hành cơ cấu lại kỳ hạn khoản vay, thực hiện ân hạn đối với một số trường hợp cho vay. Năm 2009, nằm trong bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu, các ngân hàng gặp khó khăn lớn trong việc huy động vốn, dẫn đến nguồn vốn cho vay đối với DNNVV không đáp ứng đủ nhu cầu hoặc chi phí cho các khoản vay quá cao làm cho các doanh nghiệp rất khó khăn để tiếp cận. Điều này cũng làm cho hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng giảm sút rõ rệt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2, khoá luận tập trung phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại NHTMCPNTVN Chi nhánh Thăng Long, phân tích thực trạng hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh, qua đó đánh giá hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó, đây là cơ sở để khoá luận đưa ra những giải pháp và kiến nghị ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 52)