Chất lượng ấu trùng

Một phần của tài liệu Thử nghiệm bổ sung Hufa trong khẩu phần thức ăn nâng cao sức sinh sản của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) cái giả phát dục (Trang 57)

Kết quả thí nghiệm xác định sức chịu đựng của ấu trùng một ngày tuổi cho thấy không có sự khác nhau giữa ấu trùng thuộc các nghiệm thức bổ sung hàm lượng HUFA khác nhau. Giá trị 24h-LC50 trung bình tính theo nồng độ NH3 dao động trong khoảng 0,33-0,36 ppm, cao nhất là ở lô bổ sung 4 mL HUFA (0,360,02 ppm) và thấp nhất là ở lô bổ sung 2 mL HUFA (0,330,006 ppm). Kết quả có sự liên hệ với chất lượng trứng đã phân tích ở trên: nghiệm thức bổ sung 4 và 6 mL HUFA cho chất lượng trứng tốt hơn hai nghiệm thức còn lại ứng với nồng độ ammonia gây chết ấu trùng cao nhất (0,35 và 0,36 ppm). Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm thấp hơn nghiên cứu của Cavalli (2000) (1,0-2,5 ppm) [28]. Nguyên nhân sự khác biệt đó là do tôm càng xanh cái giả có đặc điểm khác tôm càng xanh bình thường, dung dịch thử có sử dụng chất đệm pH làm tăng sự nhạy cảm của ấu trùng với ammonia, thức ăn tôm mẹ khi nuôi vỗ khác nhau, nồng độ test và dung dịch test khác nhau.

Phương pháp đánh giá chất lượng ấu trùng bằng test sức chịu đựng của ấu trùng với ammonia trong thời gian 24 giờ (xác định chỉ tiêu 24h-LC50) là phương pháp mới, có tính khách quan trong so sánh, nhạy và độ chính xác cao (Cavalli, 2000). Trong nước, ammonia được tìm thấy ở dạng nguyên thủy là ion ammonium (NH4+) và dạng không phân li (NH3), cả hai cùng tồn tại bởi một phản ứng cân bằng thuận nghịch được điều tiết bởi pH (Emerson et al., 1975), ở pH cao thì nồng độ NH3 sẽ tăng lên và là yếu tố gây độc, gây chết sinh vật thí nghiệm (Fromm và Gilelette, 1968; Tomasso, 1994) [21]. Với điều kiện pH của thí nghiệm qua các lần lặp lại thí nghiệm dao động trong khoảng 7,73-8,03 cho thấy độ độc của ammonia (chủ yếu là NH3) sẽ biến động lớn qua các lần lặp lại. Vì vậy, nồng độ

Hình 30: 24h-LC50 ở các nghiệm thức. 0.33 0.36 0.35 0.33 0.31 0.32 0.33 0.34 0.35 0.36 0.37 2 mL 4 mL 6 mL ĐC nghiệm thức [NH 3 ] (ppm)

ammonia tổng số phải được qui đổi thành nồng độ ammonia không phân li (NH3) để tính 24h-LC50 (tài liệu không công bố).

Tỷ lệ chết của ấu trùng mới nở (giai đoạn 1) khi được trắc nghiệm sức chịu đựng với ammonia thì kết quả không trung thực vì có lẽ sau khi nở, ấu trùng sẽ nhanh chóng biến thái thành ấu trùng giai đoạn 2 trong vòng chưa đến hai ngày. Nếu tiến hành trắc nghiệm sức chịu đựng của ấu trùng trong thời điểm ấu trùng lột xác và biến thái sẽ cho kết quả có độ biến thiên lớn. Ấu trùng một ngày tuổi (gần như toàn bộ ở giai đoạn 2) được trắc nghiệm sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ chết của ấu trùng và nồng độ thuốc thử.

Qua biểu đồ hình 30 cho thấy mức độ ảnh hưởng của hàm lượng DHA và EPA bổ sung khác nhau trong thức ăn khi nuôi vỗ tôm mẹ đến khả năng chống chịu của ấu trùng giữa các nghiệm thức có khác nhau nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Điều đó chứng tỏ khi bổ sung HUFA với thành phần DHA và EPA có tác dụng một phần trong việc tăng sức chống chịu ấu trùng đối với nồng độ NH3 trong môi trường. Theo nhiều tác giả, DHA có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh trung ương của giáp xác [46] cũng như trên cá biển [40] và động vật có vú [37], giúp điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng cường hệ miễn dịch [46]. Có thể vì vậy mà khi bổ sung nồng độ cao HUFA có chứa DHA và EPA đã giúp tăng khả năng chống chịu ammonia của ấu trùng. Tuy vậy, có thể do lượng HUFA bổ sung chưa thật thích hợp hoặc không đủ cung cấp ở giai đoạn ban đầu tái phát triển buồng trứng và làm cho trứng không đủ hàm lượng các chất DHA, EPA,... đảm bảo cho chất lượng trứng và ấu trùng về sau nên sự ảnh hưởng của các chất bổ sung chưa thể hiện rõ rệt như các chỉ tiêu sinh sản ở trên. Mặt khác, cũng không loại trừ khả năng một phần HUFA bổ sung vào thức ăn đã bị thất thoát ra môi trường và trong quá trình trộn thức ăn. Hơn nữa, sức chống chịu của ấu trùng còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: pH, nhiệt độ, thời điểm bố trí ấu trùng thí nghiệm, nồng độ dung dịch thử, độ tinh khiết của hóa chất sử dụng pha dung dịch test,...Cho nên, đối với vấn đề này cần có nghiên cứu thêm để có đánh giá và kết luận chính xác.

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm bổ sung Hufa trong khẩu phần thức ăn nâng cao sức sinh sản của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) cái giả phát dục (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)