0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Sức sinh sản tuyệt đối

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM BỔ SUNG HUFA TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN NÂNG CAO SỨC SINH SẢN CỦA TÔM CÀNG XANH MACROBRACHIUM ROSENBERGII (DE MAN, 1879) CÁI GIẢ PHÁT DỤC (Trang 51 -51 )

Sức sinh sản tuyệt đối tính bằng số lượng trứng trên một con tôm cái trong một lần đẻ và được xem như một trong các chỉ tiêu thể hiện sức sinh sản của tôm cái. Qua kết quả bảng 12, sức sinh sản tuyệt đối trung bình của tôm cái trong nghiệm thức bổ sung 4 mL HUFA đạt cao nhất (60.013  2.771 trứng/con cái), thấp nhất là nghiệm thức bổ sung 2 mL HUFA (43.191  4.011 trứng/con cái) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Nghiệm thức bổ sung 4 mL HUFA cũng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (48.074  5.232 trứng/con cái) nhưng lại gần như tương đương với nghiệm thức bổ sung 6 mL HUFA. Chính nồng độ HUFA khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau lên sức sinh sản và các chất DHA, EPA trong HUFA là rất cần thiết để nâng cao sức sinh sản của tôm cái tái phát dục. Khi thức ăn cung cấp đủ các chất cần thiết cho quá trình phát triển buồng trứng, nhất là các chất lipid như HUFA, cơ thể tôm cái có thể hồi phục khả năng phát dục và đẻ trứng một cách bình thường ở lần tiếp theo. Kết quả thu được tương tự ở các nghiên cứu của Xu và cộng sự (1994), của Cavalli và cộng sự (1999) cho rằng hàm lượng DHA và EPA trong khẩu phần thức ăn có ảnh hưởng đến sức sinh sản và khả năng nở của trứng tôm Penaeus chinnensis [21] [46]. So với các loài tôm biển khác, tôm càng xanh có sức

Hình 25: Sức sinh sản tuyệt đối của tôm cái qua các lần sinh sản. 0 20000 40000 60000 80000 4 5 6 lần sinh sản

sức sinh sản tuyệt đối

(trứng/con cái)

2 ml 4 ml 6 ml ĐC

sinh sản tuyệt đối thấp hơn rất nhiều (tôm thẻ 200.000-500.000 trứng/tôm mẹ; tôm sú 200.000-1.200.000 trứng/tôm mẹ (Cúc, 1981; Tuấn và ctv, 1994; Trung, 2004)) [8].

Nồng độ 4 mL HUFA bổ sung trong khẩu phần thức ăn kết quả tốt nhất thể hiện rõ trên đồ thị hình 25. Sức sinh sản tuyệt đối của tôm cái qua các lần sinh sản biến động tương tự nhau ở tất cả các nghiệm thức, tăng lên ở lần đẻ trứng thứ 5 rồi giảm dần ở lần sau. Điều đó cho thấy, việc duy trì và kéo dài khả năng sinh sản ở tôm mẹ thực hiện bằng phương pháp dinh dưỡng đóng góp đáng kể ngoài yếu tố sinh lý và di truyền của bản thân đối tượng vật nuôi.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM BỔ SUNG HUFA TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN NÂNG CAO SỨC SINH SẢN CỦA TÔM CÀNG XANH MACROBRACHIUM ROSENBERGII (DE MAN, 1879) CÁI GIẢ PHÁT DỤC (Trang 51 -51 )

×