Thời gian lột xác

Một phần của tài liệu Thử nghiệm bổ sung Hufa trong khẩu phần thức ăn nâng cao sức sinh sản của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) cái giả phát dục (Trang 44)

Qua hình 21, thời gian lột xác của tôm cái ở nghiệm thức đối chứng nhỏ nhất (15,32,7 ngày/lần) còn nghiệm thức bổ sung 2 mL HUFA có thời gian lột xác lớn nhất (20,22,9 ngày/lần) và sự khác biệt cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Sự lột xác của tôm cái có thể thay đổi theo tuổi, điều kiện môi trường sống như nhiệt độ, chế độ dinmh dưỡng, ánh sáng, sinh sản,…Đối với tôm càng xanh cái, hiện tượng lột xác tiền giao vỹ khi buồng trứng đạt giai đoạn IV thường xảy ra. Vì vậy, quá trình lột xác sẽ chịu ảnh hưởng của hormone lột xác và sự phát triển của buồng trứng. Theo Damrongphol và cộng sự (1991) cho rằng tôm càng xanh cái đạt tuổi thành thục có xu hướng phát triển mạnh về buồng trứng tuy nhiên không phải tất cả lần lột xác của chúng đều dẫn đến sự đẻ trứng (tài liệu không công bố). Mặt khác, ở các thời điểm tôm cái lột xác thì buồng trứng

Hình 21: Thời gian lột xác của tôm cái 21,9 17,2 17,2 15,3 0 5 10 15 20 25 2 mL 4 mL 6 mL ĐC nghiệm thức Thời gian lột x ác (ngày)

của chúng có thể đang ở nhiều giai đoạn khác nhau theo phân loại của Nguyễn Thanh Phương (2003) [8]. Có thể khi đã tham gia sinh sản, tôm cái bị cạn kiệt các chất dinh dưỡng dự trữ, sau một khoảng thời gian ngắn sự hấp thu các chất bù đắp không đủ để tiếp tục tái phát dục (buồng trứng chưa phát triển đạt giai đoạn chín muồi) và tham gia sinh sản tiếp thì các chất hấp thu từ thức ăn sẽ ưu tiên cho sự sinh trưởng đảm bảo cho sự sống của cơ thể. Và khi đó tôm lột xác tăng trưởng thay vì lột xác tiền giao vỹ. Do đó, Turbo-HUFA bổ sung trong thức ăn ở nồng độ cao (4 và 6 mL) đã giúp bổ sung đầy đủ DHA và EPA bị cạn kiệt sau mỗi lần đẻ trứng ở tôm cái đảm bảo đủ thời gian cho buồng trứng đạt giai đoạn IV để xảy ra sự lột xác tiền giao vỹ và đẻ trứng.

Như vậy, có thể thấy rằng sự bổ sung nồng độ HUFA khác nhau trong khẩu phần thức ăn (2 mL, 4 mL, 6 mL) tác động không rõ rệt lên thời gian tái phát dục, đẻ trứng và lột xác của tôm cái giả tái phát dục.

4.2.4. Sự phát triển của buồng trứng ►Sự biến động chiều dài buồng trứng

Qua các đồ thị hình 22 (a,b,c,d) cho thấy sự biến động chiều dài buồng trứng tôm cái xảy ra rất lớn ở tất cả các nghiệm thức bổ sung HUFA trong khẩu phần thức ăn và qua các lần tái phát dục khác nhau trong cùng nghiệm thức thí nghiệm. Trong đó, chiều dài buồng trứng phát triển nhanh từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 và giảm có dấu hiệu suy thoái ngày 11-14 và tiếp tục tăng ở ngày thứ 17- 20 và đẻ trứng ở các nghiệm thức 6mL HUFA

Hình 22: Sự phát triển buồng trứng của tôm cái qua các lần tái dục ở các nghiệm thức bổ sung nồng độ 2 mL (a), 4 mL (b), 6 mL (c) HUFA và đối chứng (d).

(a) 0 1 2 3 4 5 1 3 5 7 9 11 12 14 17 20 23 26 ngày chiều dài bu ồng tr ứng (c m) lần 4 lần 5 lần 6 (b) 0 1 2 3 4 1 3 5 7 9 11 14 18 20 23 26 ngày chiều dài b uồng trứng (cm) lần 4 lần 5 Lần 6 (c) 0 1 2 3 4 1 3 5 7 9 11 14 17 21 23 26 29 ngày chiều dài b uồng trứn g (cm ) lần 4 lần 5 lần 6 (d) 0 1 2 3 4 1 3 5 7 11 14 18 21 23 26 29 32 ngày chiều d ài buồn g trứng (cm) lần 4 lần 5 lần 6

và đối chứng (hình 10c và 10d) với liều HUFA cao nhất và không bổ sung HUFA. Số lần tái dục của tôm càng xanh cái giả cũng cho thấy sự biến động chiều dài buồn trứng rõ rệt. Trong đó tôm sinh sản lần thứ 4 ( bắt đầu bổ sung HUFA) biến động cao có thời điểm bị suy thoái trong các nghiệm thức bổ sung thức ăn khác nhau như hình 10a,10b,10c. Song song với các lần sinh sản lần thứ 5 – 6 sự biến động buồng trứng giảm có xu thế tăng dần theo thời gian (10a,10b,10c). Điều này có thể giải thích rằng sự can thiệp HUFA vào khẩu phần thức ăn có liên quan đến sự phát triển buồng trứng, bằng chứng cho thấy mức độ biến động chiều dài buồng trứng ở nghiệm thức bổ sung 4 mL HUFA ít nhất khi so sánh với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Bên cạnh đó khi bổ sung hàm lượng HUFA cao nhất cũng gây biến động lớn đến sự phát triển buồng trứng.

Các nghiệm thức có bổ sung HUFA đều thể hiện rõ sự phát triển buồng trứng ở lần sau tốt hơn lần trước trong khi ở nghiệm thức đối chứng chiều dài buồng trứng có xu hướng giảm và biến động chiều dài nhiều hơn ở các lần tái phát dục sau. Điều đó chứng tỏ DHA và EPA trong HUFA bổ sung vào thức ăn đã cung cấp cho cơ thể các chất cần thiết để tích lũy và phát triển tuyến sinh dục tốt. Quá trình sinh sản có ảnh hưởng nhất định lên thành phần sinh hóa của tôm cái, nhất là hàm lượng lipid luôn bị giảm đáng kể sau khi sinh sản [3]. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy DHA và một số acid béo khác có thể đã được sử dụng như một nguồn năng lượng trao đổi chất, cụ thể trong suốt quá trình thành thục sinh dục, 62,5% lượng DHA đã sử dụng như nguồn năng lượng cho hoạt động của cơ thể (Clarke và ctv.,1990). Đó cũng là lí do khiến cho hàm lượng các acid béo này giảm mạnh sau khi sinh sản [33]. Vì vậy thức ăn tôm mẹ tái phát dục có bổ sung DHA và EPA sẽ bù đắp lại phần DHA và EPA đã bị cạn kiệt đảm bảo sự phát triển liên tục của buồng trứng đồng thời tăng cường sức chống chịu của cơ thể, giảm thiểu những tác động bên ngoài đến sự hình thành và tăng trưởng chiều dài buồng trứng của tôm mẹ. Kết quả thí nghiệm cho thấy bổ sung HUFA có chứa DHA và EPA với nồng độ 4 mL HUFA/kg thức ăn giúp buồng trứng hình thành và phát triển tốt nhất ở tôm cái giả tái phát dục.

►Tốc độ phát triển của chiều dài buồng trứng tôm cái qua các giai đoạn Bảng 9: Tốc độ phát triển các giai đoạn buồng trứng tôm cái ở các nghiệm thức.

Tốc độ phát triển chiều dài buồng trứng tôm mẹ ở các nghiệm thức (cm/ngày) Giai đoạn 2 mL 4 mL 6 mL Đối chứng I-II 0,20b 0,28a 0,14b 0,19b III 0,21ab 0,21ab 0,16b 0,25a IV 0,15a 0,15a 0,04b 0,06b

Ở bảng 9 cho thấy sự ảnh hưởng khác biệt của nồng độ HUFA bổ sung trong thức ăn đối với tốc độ phát triển chiều dài của buồng trứng tôm cái. Giai đoạn đầu (I-II), nghiệm thức bổ sung 4 mL HUFA có tốc độ phát triển chiều dài của tôm cái nhanh nhất (0,28 cm/ngày) và nghiệm thức đối chứng thấp nhất (0,19 cm/ngày) và sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Tuy nhiên, sang giai đoạn III, tốc độ phát triển của buồng trứng trung bình từ 0,16-0,25 cm/ngày, tương đương giữa nghiệm thức bổ sung 2 và 4 mLHUFA (0,21 cm/ngày) và có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa nghiệm thức bổ sung 6 mL HUFA (0,16 cm/ngày) và nghiệm thức đối chứng (0,25 cm/ngày). Đến giai đoạn IV, tôm cái ở tất cả các nghiệm thức đều có sự suy giảm tốc độ phát triển chiều dài buồng trứng, rõ nhất là ở nghiệm thức bổ sung 6 mL HUFA và đối chứng (chỉ còn 0,04 và 0,06 cm/ngày trong khi hai nghiẹm thức còn lại vẫn còn ở mức 0,15 cm/ngày) và sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) Theo Cacalli và cộng sự (1999), tôm bố mẹ ăn thức ăn có bổ sung HUFA thì sẽ làm ảnh hưởng đến hàm lượng HUFA của trứng [21]. Teshima và ctv. (1994) cho biết sự phát triển và thành thục của buồng trứng ở tôm Penaeus seitferus và Penaeus japonicus phụ thuộc vào lượng acid béo trong thức ăn. Hơn nữa, các acid béo là thành phần cấu tạo nên màng của tế bào và đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong việc tích lũy năng lượng cho quá trình phát triển buồng trứng. Ở tôm Penaeus japonicus, hàm lượng lipid tích lũy trong buồng

trứng tăng từ lúc chưa thành thục và đạt cực đại khi buồng trứng chín muồi rồi giảm nhanh sau khi đẻ [21]. Như vậy, có thể thấy dinh dưỡng kém (đối chứng) sẽ ức chế sự tái phát triển của buồng trứng hoặc không đảm bảo tốc độ phát triển của buồng trứng tôm cái khi tái phát dục. Tuy nhiên, khi bổ sung nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao (6 mL HUFA) cũng có tác động làm giảm sự phát triển buồng trứng so với các nồng độ thấp hơn. Với kết quả này khá giống các kết quả nghiên cứu trước đó. Nồng độ cao HUFA bổ sung trong thức ăn đã cung cấp dinh dưỡng cần thiết đủ cho quá trình phát triển của buồng trứng, đảm bảo sự tái phát dục tốt hơn sau mỗi lần đẻ trứng cũng như hạn chế những tác động bất lợi bên ngoài (môi tr ường biến động, stress,…). Bên cạnh, sự chi phối điều khiển của cơ quan đặc biệt ở cuống mắt tôm có thể dẫn đến sự lột xác trước khi buồng trứng phát triển đến giai doạn IV và buồng trứng cũng xuống giai I-II. Đây là một điểm cần quan tâm để có thể rút ngắn thời gian tái phát dục của tôm mẹ và đảm bảo cho sự phát triển buồng trứng ổn định liên tục trong thời gian nuôi vỗ.

Sự phát triển của buồng trứng tôm cái khi nuôi vỗ tái phát dục về chiều dài có thể theo dõi qua hình 23, tương tự như Nguyễn Thanh Ph ương (2003) đã mô tả [8]:

giai đoạn IV

giai đoạn I

giai đoạn I- II

giai đoạn II giai đoạn II-III

giai đoạn III giai đoạn III-IV

giai đoạn IV-lột xác

4.3. Tỷ lệ tái phát dục và đẻ trứng

Bảng 10: Tỷ lệ tái phát dục và đẻ trứng của tôm cái. Nghiệm thức Các chỉ tiêu

2 mL HUFA 4 mL HUFA 6 mL HUFA Đối chứng Tỷ lệ tái phát dục (%) 73,5 ab 3,9 76,2ab3,6 81,0a3,5 71,9b4,6 Tỷ lệ mang trứng (%) 10,2 a 3,0 13,6a2,8 11,6a1,9 14,4a2,5

(Những giá trị trình bày dạng: giá trị trung bìnhsai số chuẩn; trên cùng một hàng những giá trị mang cùng ký tự biểu thị cho sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)).

Bảng 10 cho thấy tỷ lệ tôm cái tái phát dục ở nghiệm thức bổ sung 6 mL HUFA cao nhất (81,03,5%), nghiệm thức đối chứng thấp nhất (71,94,6%) và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Khi bổ sung HUFA với liều lượng tăng dần 2, 4, 6 mL HUFA/kg thức ăn đã giúp tăng tỷ lệ tôm cái tái phát dục ở các nghiệm thức. Điều đó cho thấy. Các acid béo chưa no cao phân tử có vai trò rất quan trọng trong quá trình thành thục của tôm cái. Cavalli và cộng sự (1999) báo cáo rằng khi tôm mẹ ăn thức ăn có bổ sung HUFA thì sẽ làm ảnh hưởng đến hàm lượng HUFA của trứng. Trong thời gian đầu quá trình phát triển tuyến sinh dục, chỉ có một số acid béo có hàm lượng cao (như C16:1, , C18:2n-6 và C18:0) trong vật chất dự trữ còn DHA, EPA và một số acid béo quan trọng khác đều giảm thấp do phải tham gia tạo các sản phẩm sinh dục [22]. Khi bổ sung HUFA là đã cung cấp các acid béo cần thiết bổ sung lượng DHA, EPA đã bị cạn kiệt sau khi đẻ, tham gia tái tạo các sản phẩm sinh dục, tái phát triển tuyến sinh dục nên số lượng tôm mẹ tái phát dục nhiều hơn ở các nghiệm thức có bổ sung HUFA trong thức ăn nuôi vỗ so với đối chứng.

Tuy nhiên, tỷ lệ tôm cái mang trứng ở các nghiệm thức thấp và sự khác biệt cũng không có ý nghĩa (p>0,05), trung bình từ 10,2114,4%. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng tỷ lệ tôm mang trứng cao hay thấp phụ thuộc nhiều yếu tố như khả năng giao vỹ của tôm đực, tỷ lệ đực:cái, dinh dưỡng. Sau khi tôm cái lột xác tiền giao vỹ nếu tôm đực không giao vỹ gắn túi tinh thì tôm cái vẫn đẻ trứng nhưng chỉ sau vài ngày trứng sẽ hư và rơi hết ra khỏi buồng ấp trứng ở bụng. Theo một số nghiên cứu trước đây, tỷ lệ đực:cái =1:4 là hợp lý và tốt nhất cho quá trình giao vỹ ở tôm càng xanh. Trong quá trình làm thí nghiệm, mặc dù đã bố trí tôm bố mẹ theo tỷ lệ đực:cái=1:4 nhưng tôm đực chết nhiều trong thời gian thí nghiệm nên có thể không đảm bảo đúng tỷ lệ đực:cái như bố trí ban đầu làm cho quá trình giao vỹ không tối ưu. Giải thích cho hiện tượng trứng không được thụ tinh dù có sự hiện diện của con đực dạng càng xanh, nhiều tác giả đã đưa ra các giả thuyết như do thời gian từ lúc lột xác tiền giao vỹ đến lúc giao vỹ không thích hợp, tôm không có khả năng giao vỹ (có thể thiếu phụ bộ) hoặc tinh trùng không tốt. Daniels (1993) nhận thấy có

sự suy giảm chỉ số đực (Testicular Index) ở tôm đực càng xanh theo độ tuổi do đó có thể dẫn đến sự suy giảm chất lượng sinh sản của tôm đực [28].

Tỷ lệ tái phát dục của tôm cái qua các lần sinh sản cũng thể hiện sự tác động của chất bổ sung HUFA trong thức ăn khá rõ qua kết quả bảng 11 và đồ thị hình 24:

Bảng 11: Tỷ lệ tái phát dục của tôm cái qua các lần kiểm tra. Lần tái phát dục Nghiệm thức 4 5 6 7 2 mL HUFA 80,0a3,8 77,3a6,9 74,8a6,4 61,7a11,8 4 mL HUFA 78,9a8,0 84,3a5,2 80,8a4,0 60,6b2,5 6 mL HUFA 87,3a4,5 92,1a2,1 74,6ab7,2 70,1b5,6 Đối chứng 74,1b8,2 83,2b4,1 76,2b7,7 54,0a9,0

(Những giá trị trình bày dạng: giá trị trung bìnhsai số chuẩn; trên cùng một hàngnhững giá trị mang cùng ký tự biểu thị cho sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05))

Qua các lần sinh sản, tỷ lệ tái phát dục (TPD) của tôm mẹ ngày càng giảm theo thời gian thí nghiệm ở tất cả các nghiệm thức, trong đó nghiệm thức bổ sung 6 mL HUFA có mức suy giảm tương đối chậm so với các nghiệm thức còn lại. Điều đó cho thấy thức ăn bổ sung hàm lượng HUFA là 6 mL/kg thức ăn có cải thiện phần nào đến khả năng tái phát dục của tôm cái giả. Kết quả thấp nhất là ở lần tái phát dục thứ 7, trừ nghiệm thức bổ sung 2 mL HUFA, các nghiệm thức khác đều cho kết quả khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các lần tái phát dục trước thể hiện xu hướng suy giảm khả năng tái phát dục của tôm cái.

Hình 24: Tỷ lệ tái phát dục của tôm cái ở các nghiệm thức qua các lần tái phát dục. 0 20 40 60 80 100 4 5 6 7 lần tái phát dục tỷ lệ tái phát dục (%) 2 mL 4 mL 6 mL ĐC

4.4. Sức sinh sản của tôm mẹ

Bảng 12: Sức sinh sản của tôm mẹ ở các nghiệm thức thí nghiệm. Nghiệm thức

Các chỉ tiêu

2 mL HUFA 4 mL HUFA 6 mL HUFA Đối chứng Sức sinh sản tuyệt

đối (trứng/con cái) 43.191

b 4.011 60.013a2.771 54.102a4.357 48.074b5.232 Sức sinh sản tương đối (trứng/g con cái) 1.213a130 1.966b148 1.480a122 1.418a136 Sức sinh sản thực tế

(ấu trùng/g con cái) 187

a

21 360b55 350b56 303ab53

(Những giá trị trình bày dạng: giá trị trung bìnhsai số chuẩn; trên cùng một hàng những giá trị mang cùng chữ cái biểu thị cho sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05))

4.4.1. Sức sinh sản tuyệt đối

Sức sinh sản tuyệt đối tính bằng số lượng trứng trên một con tôm cái trong một lần đẻ và được xem như một trong các chỉ tiêu thể hiện sức sinh sản của tôm cái. Qua kết quả bảng 12, sức sinh sản tuyệt đối trung bình của tôm cái trong nghiệm thức bổ sung 4 mL HUFA đạt cao nhất (60.013  2.771 trứng/con cái), thấp nhất là nghiệm thức bổ sung 2 mL HUFA (43.191  4.011 trứng/con cái) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Nghiệm thức bổ sung 4 mL HUFA cũng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (48.074  5.232 trứng/con cái) nhưng lại gần như tương đương với nghiệm thức bổ sung 6 mL HUFA. Chính nồng độ HUFA khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau lên sức sinh sản và các chất DHA, EPA trong HUFA là rất cần thiết để nâng cao sức sinh sản của tôm cái tái phát dục. Khi thức ăn cung cấp đủ các chất cần thiết cho quá trình phát triển buồng trứng, nhất là các chất lipid như HUFA, cơ thể tôm cái có thể hồi phục khả năng phát dục và đẻ trứng một cách bình thường ở lần tiếp theo. Kết quả thu được tương tự ở các nghiên cứu của Xu và cộng sự (1994), của Cavalli và cộng sự (1999) cho rằng hàm lượng DHA và EPA trong khẩu phần thức ăn có ảnh hưởng đến sức sinh sản và khả năng nở của trứng tôm Penaeus chinnensis [21] [46]. So với các loài tôm biển khác, tôm càng xanh có sức

Hình 25: Sức sinh sản tuyệt đối của tôm cái qua các lần sinh sản. 0 20000 40000 60000 80000 4 5 6 lần sinh sản

sức sinh sản tuyệt đối

(trứng/con cái)

2 ml 4 ml 6 ml ĐC

sinh sản tuyệt đối thấp hơn rất nhiều (tôm thẻ 200.000-500.000 trứng/tôm mẹ; tôm sú 200.000-1.200.000 trứng/tôm mẹ (Cúc, 1981; Tuấn và ctv, 1994; Trung, 2004)) [8].

Nồng độ 4 mL HUFA bổ sung trong khẩu phần thức ăn kết quả tốt nhất thể hiện rõ

Một phần của tài liệu Thử nghiệm bổ sung Hufa trong khẩu phần thức ăn nâng cao sức sinh sản của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) cái giả phát dục (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)