Tỷlệnở của trứng

Một phần của tài liệu Thử nghiệm bổ sung Hufa trong khẩu phần thức ăn nâng cao sức sinh sản của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) cái giả phát dục (Trang 56)

Tỷ lệ nở cũng có thể xem là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng trứng của tôm càng xanh. Tỷ lệ nở của trứng (xem bảng 13) ở nghiệm thức bổ sung 6 mL HUFA có giá trị cao nhất (23,52,5%) và nghiệm thức bổ sung 2 mL HUFA thấp nhất (16,32,3%) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Tỷ lệ nở của trứng ở nghiệm thức bổ sung 2 và 4 mL HUFA (19,35,4%) thấp hơn nghiệm thức đối chứng (21,12,6%) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Tỷ lệ nở của trứng cũng tăng tỷ lệ thuận với nồng độ HUFA bổ sung trong khẩu phần thức ăn và lần sinh sản tăng dần theo nồng độ bổ sung HUFA (đồ thị hình 29). Như vậy, DHA và EPA trong Turbo-HUFA bổ sung có tác dụng nhất định giúp tăng khả năng nở của trứng tôm càng xanh. Kết quả này khá giống với nghiên cứu của Ronaldo (2003) khi bổ sung DHA và vitamin E cho tôm càng xanh bình thường hay thí nghiệm của Xu et al. (1994) đã cho biết lượng DHA và EPA trong khẩu phần thức ăn ảnh hưởng đến sức sinh sản và khả năng nở của trứng tôm Penaeus chinnensis [46] hoặc nghiên cứu của Cavalli et al. (1999) cho rằng hàm lượng cao n-3 HUFA trong trứng tôm càng xanh làm tăng khả năng nở của trứng và chất lượng ấu trùng [21].

Tuy nhiên, tỷ lệ nở phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: giá trị pH, nhiệt độ, phương pháp ấp, dinh dưỡng,… Cụ thể theo Law (2002) đã nghiên cứu rằng với pH<7,0 hoặc pH>7,0 thì tỷ lệ nở của trứng tôm càng xanh có xu hướng giảm thấp; pH=7,0 thì trứng tôm mới đạt tỷ lệ nở cao nhất. Đối với thí nghiệm này do giá trị pH luôn cao hơn 7,0 (dao động từ 7,73-8,03) nên tỷ lệ nở của trứng tương đối thấp [7]. Theo De Caluwes và cộng sự (1995), điều kiện ấp trứng tối ưu là ở nhiệt độ 26-28oC và độ mặn 6‰. Nhiệt độ quá thấp sẽ kéo dài thời gian phát triển của phôi và thúc đẩy sự phát triển của nấm, còn nhiệt độ cao hơn 30oC sẽ thúc đẩy sự phát triển của nguyên sinh động vật và các vi sinh vật gây hại (Brock, 1993) [5]. Phương pháp ấp in vitro (82,4-97,7%) [28] cho tỷ lệ nở cao hơn ấp trứng tự nhiên vì trứng có thể bị rơi rớt trong quá trình ấp khoảng 31% và trứng có xu hướng tự rơi ra khi sắp nở hay việc tôm cái ăn trứng trong quá trình ấp nở. Ngoài ra, tỷ lệ nở cũng ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thức ăn cho tôm mẹ, đặc biệt là thành phần n-3 HUFA

Hình 29: Tỷ lệ nở (%) của trứng ở các nghiệm thức qua các lần sinh sản.

0 5 10 15 20 25 30 4 5 6 lần sinh sản tỷ lệ nở (%) 2ml 4ml 6ml dc

(Cavalli, 2000). Do đó, để tránh mất trứng khi ấp Cavalli (2000) đã nghiên cứu và đề nghị phương pháp ấp in vitro, lấy trứng từ tôm mẹ sau khi đẻ 3-5 ngày để ấp, giúp tăng số lượng ấu trùng thu được mà còn làm cho tôm mẹ tái phát dục nhanh hơn do không phải ấp trứng (Damrongphol et al., 1991) [28].

Một phần của tài liệu Thử nghiệm bổ sung Hufa trong khẩu phần thức ăn nâng cao sức sinh sản của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) cái giả phát dục (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)