Doanh số cho vay:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm cho vay trả góp mua nhà, nền nhà tại NHTMCP Á Châu- Hội sở (Trang 40)

- Phương thức và thời hạn vay:

2.3.2.2 Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay là lượng tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự tăng trưởng trong qui mô doanh số cho vay thể hiện khả năng thu hút khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng.

Bảng 4: Doanh số cho vay trả góp mua nhà, nền nhà từ quí 1-2006 đến quí 1-2009

Thời gian Doanh số % tăng giảm

Quí 2-2006 14,900,000,000 56.84% Quí 3-2006 161,100,000,000 981.12% Quí 4- 2006 21,500,000,000 -86.65% Quí 1-2007 27,000,000,000 25.58% Quí 2-2007 504,200,000,000 1767.40% Quí 3-2007 1,448,900,000,000 187.36% Quí 4-2007 3,108,300,000,000 114.53% Quí 1-2008 2,497,800,000,000 -19.60% Quí 2-2008 650,200,000,000 -73.96% Quí 3-2008 503,900,000,000 -22.50%

Quí 4-2008 245,900,000,000 -51%

Quí 1-2009 393,500,000,000 60.02%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2008)

Từ bảng 4 có thể thấy rõ doanh số cho vay biểu hiện rõ tình trạng “ sức khỏe” của bất động sản qua từng thời kỳ, cao điểm nhất là vào quí 4 năm 2007, bất động sản tăng đến 3.108,3 tỷ và sụt giảm trầm trọng nhất là quí 4 năm 2008, chỉ còn 245,9 tỷ.

Nhìn vào biểu đồ doanh số, có thể thấy quí 1-2009, khi thị trường bất động sản ấm lên, doanh số cho vay trả góp mua nhà, nền nhà cũng đã tăng nhẹ lên, tăng 60,02% so với quí 4 năm 2008, mặc dù hiện nay, khó có thể hồi phục được như năm 2007. 2.3.2.3 Chương trình cụ thể của sản phẩm cho vay trả góp mua nhà, nền nhà tại ACB: - Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà.

- Cho vay trả góp mua căn hộ của đối tác liên kết.

Bảng 5: Doanh số 2 chương trình cho vay trả góp mua nhà, nền nhà tại ACB từ quí 1/2006-quí 2/2007

Cho vay trả góp mua nhà, nền nhà

Cho vay mua căn hộ liên kết Quí 1-2006 9,500,000,000 0 Quí 2-2006 14,900,000,000 0 Quí 3- 2006 152,200,000,000 8,900,000,000 Quí 4- 2006 19,700,000,000 1,800,000,000 Quí 1-2007 25,000,000,000 2,000,000,000 Quí 2-2007 472,500,000,000 31,700,000,000 Quí 3-2007 1,390,200,000,000 58,700,000,000 Quí 4-2007 3,029,800,000,000 78,500,000,000 Quí 1-2008 2,461,500,000,000 36,300,000,000 Quí 2-2008 649,800,000,000 400,000,000 Quí 3-2008 502,500,000,000 1,400,000,000 Quí 4-2008 245,700,000,000 200,000,000 Quí 1-2009 385,400,000,000 8,100,000,000

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2008)

Ở chương trình cho vay trà góp mua nhà ở, nền nhà, ACB có một lượng khách hàng dồi dào, đem lại lợi nhuận khá cao, hiện nay, tuy doanh số không cao như cuối năm 2007, nhưng vẩn có được một lượng khách hàng nhất định.

Đối với chương trình cho vay trả góp mua căn hộ của đối tác là các công ty liên kết, ACB đã xác định và khoanh vùng đối tượng chủ yếu là những người có thu nhập cao có khả năng mua những căn hộ cao cấp. Mặc dù quan điểm này bó hẹp đối tượng khách hàng và không đại chúng nhưng nó đã giúp ACB giảm thiểu tối đa rủi ro, về cả phía đối tác lẫn khách hàng.

Bảng 7: Nợ quá hạn của 2 chương trình cho vay trả góp mua nhà, nền nhà tại ACB năm 2007-2008

Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà

Cho vay mua nhà liên kết 6/30/2007 18000000000 0 28/9/2007 14,000,000,000 3,000,000,000 31/12/2007 2,000,000,000 0 28/3/2007 33,000,000,000 0 30/6/2008 37,000,000,000 1,000,000,000 30/9/2008 153,000,000,000 1,000,000,000 31/12/2008 103,000,000,000 6,000,000,000 31/3/2009 165,000,000,000 0

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2008)

Từ số liệu trên có thể thấy được là trong giai đoạn bong bóng thị trường bất động sản vỡ ra, mà thiệt hại nặng nề nhất lại tập trung ở thị trường căn hộ cao cấp thì nợ quá hạn của ACB vẫn không cao và cuối cùng vẫn thu hồi được hết nợ.

Năm 2007 là năm thị trường bất động sản nóng hơn bất cứ lúc nào, giá nhà đất tăng chóng mặt, chính vì vậy các nhà đầu tư đã không bỏ qua cơ hội để kiếm lời. Tuy nhiên vốn tự có của các nhà đầu tư có hạn, vì vậy họ đã tìm đến ngân hàng như một kênh hỗ trợ vốn cho họ. Nên năm 2007, nguồn vốn ngân hàng đổ vào tín dụng bất động sản tăng lên cao nhất so với các năm. Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng đã kéo theo nợ quá hạn cũng tăng theo . Và với sức tăng quá nóng như vậy khiến các nhà hoạch định chính sách lo

ngại. Ngay lập tức các biện pháp tài chính dược ban hành nhằm siết chặt tín dụng. Điều này có tác động rất lớn đến tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại phải giảm cho vay bât động sản lại, lựa chọn khách hàng kĩ hơn. ACB cũng không là ngoại lệ.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm cho vay trả góp mua nhà, nền nhà tại NHTMCP Á Châu- Hội sở (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w