Chiến lược nghiên cứu thị trường:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm cho vay trả góp mua nhà, nền nhà tại NHTMCP Á Châu- Hội sở (Trang 52)

- Thứ hai: Thời hạn cho vay:

3.3 Chiến lược nghiên cứu thị trường:

- Ngân hàng chủ động tìm hiểu xu hướng, nhu cầu thị trường về nhà ở tại địa bàn :

Bước khởi đầu này rất quan trọng vì đây là bước chuẩn bị để định hướng kinh doanh. Dự báo thị trường cũng là bước khó khăn nhất vì việc đánh giá nhu cầu thị trường đòi hỏi những phương pháp, cách thức chuyên biệt, nhất là đánh giá nhu cầu thị trường bất động sản Việt Nam, nơi mà các qui chế, qui định của pháp luật về thị trường này còn nhiều bất cập, thông tin thị trường khó tìm kiếm được đầy đủ và độ tin cậy của thông tin chưa cao. Do đó hiện tại ngân hàng nên dựa vào thông tin của các công ty kinh doanh bất động sản là khách hàng của chính ngân hàng và một số công ty chuyên về dự báo thị trường. Mặt khác ngân hàng có thể dựa vào định hướng phát triển nhà ở của chính quyền sở tại để xác định các dự án ưu tiên.

- Chủ động tìm kiếm dự án nhà ở mà ngân hàng quan tâm :

Chủ động tìm dự án tốt ngay từ khi chủ đầu tư đang lập dự án. Muốn tìm được dự án tốt ngân hàng phải thay đổi triệt để quan điểm “ai hỏi vay thì xem xét” bởi vì dự án tốt sẽ có nhiều ngân hàng cùng mong muốn đầu tư, ngân hàng nào đánh giá được dự án và chủ động tham gia từ đầu sẽ chiếm lĩnh được thị phần. Thông thường các ngân hàng tìm kiếm dự án của chính các chủ đầu tư là khách hàng đang hoạt động tại ngân hàng vì thông qua mối quan hệ khách hàng trước nay, việc đánh giá dự án cũng như đánh giá năng lực của chủ đầu tư sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải các dự án của chính khách hàng hiện thời đã là những dự án tốt nhất, do đó ngoài những dự án của các chủ đầu tư hiện đang là khách hàng giao dịch tại ngân hàng, từng ngân hàng có thể tận dụng các ưu thế của các chi nhánh tại các địa bàn để tìm kiếm dự án mới tốt hơn để đầu tư.

- Chủ động đánh giá tính khả thi của dự án, đánh giá năng lực thực hiện dự án, năng lực tiếp thị, bán hàng của đối tác(chủ đầu tư dự án nhà ở) trước khi xúc tiến chương trình liên kết. Để thực hiện bước này, ngân hàng cần thực hiện :

• Thẩm định năng lực pháp lý của chủ đầu tư.

• Thẩm định mặt pháp lý của dự án, thẩm định mặt kinh tế kỹ thuật của dự án, đặc biệt giá bán nhà có phù hợp và khả thi hay không.

• Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực hoạt động của chủ đầu tư . Trong đó chú trọng đánh giá khả năng thực hiện dự án, nguồn vốn thực hiện dự án, khả năng tiếp thị, bán hàng của chủ đầu tư.

Để đánh giá năng lực của chủ đầu tư có thể tham khảo kết quả xếp hạng khách hàng mà ngân hàng đã thực hiện đối với chủ đầu tư, đặc biệt lưu ý kết quả chấm điểm chất lượng quản lý và các yếu tố ảnh hưởng như triển vọng ngành, danh tiếng, thương hiệu, vị thế cạnh tranh, số lượng đối thủ cạnh tranh,…..Kết quả xếp hạng khách hàng được ngân hàng đánh giá hàng năm, kết quả được lượng hóa cụ thể nhưng cũng chỉ là chỉ tiêu tham khảo bởi bản thân dự án còn bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm cho vay trả góp mua nhà, nền nhà tại NHTMCP Á Châu- Hội sở (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w