7. Cơ cấu của luận văn
3.1.1. Thực trạng pháp luật Quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI
3.1 Thực trạng Quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài
3.1.1. Thực trạng pháp luật Quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. ngoài.
Vấn đề quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đang là một thách thức đối với Việt Nam, do số lao động đưa sang các nước ngày càng lớn, đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhiều hơn, thị trường lao động nước ngoài mở rộng và sự phân công lao động có nhiều thay đổi. Trong khi chất lượng nguồn lao động còn nhiều hạn chế, đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động chưa thực sự chuyên nghiệp do đó khả năng cạnh tranh của lao động nước ta trên thị trường lao động thế giới bị hạn chế.
Nhiều vụ việc lừa đảo, tranh chấp, vi phạm về hoạt động này đã diễn ra nhiều nơi, nhiều cấp độ. Thời gian gần đây đã phát hiện và xử lý nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, như hiện tượng “cò mồi”, tổ chức tuyển chọn thu tiền bất hợp pháp, bỏ dơi người lao động ở nước ngoài gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù các cơ quan thuộc Bộ, Ngành và địa phương đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, hạn chế tiêu cực nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiệu quả hơn, năng động và minh bạch hơn. Nhưng tình trạng này không những giảm mà còn có nguy cơ xảy ra nhiều, tinh vi và phức tạp hơn.
Mặt khác, do cơ chế chính sách của ta chưa tương đồng với nhiều nước tiếp nhận lao động nên sự thay đổi về chính sách, biến động thị trường lao động ngoài nước thì thường xuất hiện những bất lợi cho lao động của ta, dẫn đến cạnh tranh bị hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Như đã trình bày ở những phần trên, vấn đề quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đã trở thành vấn đề được quan tâm và thể chế hoá thành văn bản pháp luật. Hiện nay, mặc dù văn bản pháp luật quy định về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đã khá đầy đủ, chi tiết. Tuy vậy, văn bản trực tiếp điều chỉnh vấn đề quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài chính thức mới chỉ có: Chương VI - Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Nghị định số 141/2005/NĐ - CP ngày 11/11/2005 của Chính Phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Hơn nữa nội dung của Chương VI - Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 141/2005/NĐ - CP vẫn còn quy định khá chung chung, gây khó khăn trong quá trình thực hiện trên thực tế. Bởi lẽ đó mặc dù đã có văn bản quy định nhưng tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý lực lượng lao động này còn khá phổ biến. Những hạn chế của văn bản pháp luật quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, cụ thể như sau:
- Pháp luật về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa theo kịp với những biến động của tình hình thực tế, sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, thiếu những chiến lược về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở tầm quốc gia, hiệu quả Kinh tế - Xã hội chưa cao, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn hạn chế, dẫn đến nhận thức của một bộ phận người lao động chưa đúng; thủ tục hành chính, công tác khai thác, định hướng phát triển thị trường lao động ngoài nước còn nhiều bất cập.
- Pháp luật hiện hành chưa có chế tài đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại Nghị định số 141/2005/NĐ - CP và Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT/BLĐTBXH - BCA - VKSNDTC - TANDTC những người lao động tự ý phá vỡ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài sẽ bị:
Xử phạt hành chính, bồi hoàn thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sịnh do hành vi vi phạm gây ra
Buộc về nước Xử lý hình sự
Nhưng trên thực tế việc hướng dẫn chưa cụ thể, do đó việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn.
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa giải quyết được vấn đề lao động tự ý phá vỡ hợp đồng, trốn ra ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp. Trong Luật vấn đề giải quyết tranh chấp giữ người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động và doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lao động còn chung chung, khó thực hiện.
- Trong Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 141/2005/NĐ - CP chưa đưa ra cách để đưa người lao động thuộc diện “bị buộc về nước” về nước, vì khi họ lẩn trốn thì việc tìm kiếm, dẫn độ gặp vô vàn khó khăn.
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã đề cập đến nội dung quản lý lao động bằng mã số, nhưng chưa đưa ra cách áp dụng cụ thể như thế nào và trên thực tế cách quản lý này vẫn chưa được triển khai áp dụng. Hiện nay, một số nước đã áp dụng cách quản lý hiện đại này và đem lại kết quả khá khả quan. Điển hình như ở Philippin khi người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài dù bất kỳ dưới hình thức nào: hợp đồng lao động, tu nghiệp sinh…cũng phải nộp một khoản tiền nhất định, gọi là tiền đóng quỹ. Sau khi người lao động nộp đủ khoản tiền này sẽ được cấp 1 loại thẻ (trên thẻ có ghi đầy đủ các thông tin như: Tên, tuổi; địa chỉ nơi đi; Tên cá nhân, cơ quan đưa đi; nơi đến và công việc sẽ làm). Khi có thẻ này người lao động mới được phép xuất cảnh. Loại thẻ này còn có tác dụng hữu hiệu giúp cho cơ quan quản lý người lao động xác định được người lao động đang làm gì, ở đâu, ai đưa đi khi xảy ra bất kỳ sự cố nào đó.
- Mặc dù Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT/BLĐTBXH - BCA - VKSNDTC - TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài đã quy định việc xử lý hình sự lao động bỏ trốn nhưng trên thực tế số lượng lao động bỏ trốn ở các thị trường lao động lên đến hàng nghìn người nhưng số lao động vi phạm này bị xử lý hình sự mới chỉ tính trên đầu ngón tay. Nguyên nhân của tình
trạng này có thể được lý giải như sau: khi người lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài thì doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp sử dụng lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động là hai chủ thể bị thiệt hại nhiều nhất. Khi lao động bỏ trốn Thông tư 09/2006/TTLT/BLĐTBXH - BCA - VKSNDTC – TANDTC quy định doanh nghiệp xuất khẩu lao động có quyền kiến nghị Cục quản lý lao động ngoài nước khởi kiện người lao động. Nhưng trên thực tế doanh nghiệp xuất khẩu lao động thường có tâm lý ngại kiến nghị khởi kiện vì các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Việc tìm kiếm người lao động bỏ trốn tựa như “tìm kim đáy bể”, do đó nếu Toà án xử kiện vắng mặt bị đơn (người lao động) thì dù toà có xử doanh nghiệp xuất khẩu lao động thắng kiện thì việc thi hành án trên thực tế cũng sẽ rơi vào bế tắc.
+ Đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biêt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nói riêng thì uy tín trên thị trường có một giá trị vô cùng quan trọng. Người lao động dựa vào uy tín của doanh nghiệp mà đăng ký xuất cảnh; đối tác nước ngoài cũng dựa vào hai chữ uy tín mà thiết lập quan hệ làm ăn. Chính bởi uy tín mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động ngại va chạm đến các thủ tục pháp lý, điển hình là thủ tục khởi kiện. Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động cho hay họ ngại kiến nghị khởi kiện vì cứ đưa ra kiện chưa biết doanh nghiệp đúng hay sai thì ngay lập tức uy tín của doanh nghiệp đã bị suy giảm.
+ Thời gian để hoàn tất một vụ kiện không đơn giản là một vài ngày mà có khi kéo dài cả tháng. Điều này khiến doanh nghiệp ngại giải quyết bằng con đường khởi kiện ra toà án. Vì việc theo án sẽ làm mất đi thời gian và khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng mệt mỏi.
Với ba lý do trên, hiện nay số lượng doanh nghiệp khởi kiện người lao động bỏ trốn cũng như số lao động bị xử lý hình sự trên thực tế là rất ít, không mang lại hiệu quả đối với việc quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
3.1.2 Thực tiễn công tác quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hiện nay.
Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bao gồm: người lao động, chuyên gia và tu nghiệp sinh.
Trong những năm gần đây hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài diễn ra rất sôi động. Nếu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đưa được 28 vạn lao động hợp tác với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa và 7,2 nghìn chuyên gia tới Châu Phi thì đến những năm 90 con số đó là 95 nghìn lao động, chuyên gia. Trong đó chủ yếu là đi làm việc ở vùng Đông Bắc á như các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản và vùng Trung Đông. Đặc biệt giai đoạn 2001 - 2005 hoạt động này đã có bước phát triển vượt bậc, nước ta đã đưa khoảng 295.000 người lao động và chuyên gia đi làm việc, gấp hơn 3 lần giai đoạn 1996 - 2000 (năm 2001 là 36.108 người, năm 2002 là 46.122 người, năm 2003 là 57.000 người, năm 2004 là 67.000 người, năm 2005 là 70.000 người) và đến năm 2006 là 75.000 người [31].
Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc cũng được mở rộng, hiện có khoảng 400.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điển hình ở Malaysia có trên 100.000 lao động với thu nhập bình quân khoảng 2 - 3 triệu/tháng, tình hình lao động nước ta làm việc tại Malaisia có xu hướng ngày càng ổn định. Nhu cầu lao động trong các lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử tăng cao. Đây là thị trường có ngành nghề phù hợp với trình độ lao động của nước ta, tạo cơ hội cho một số lượng lớn lao động nông thôn và người nghèo đến làm việc; ở Đài Loan có trên 90.000 lao động với thu nhập bình quân khoảng 300 - 500 USD/tháng; ở Hàn Quốc có trên 30.000 lao động thu nhập bình quân khoảng 900 - 1000 USD/tháng; Nhật Bản là nước tiếp nhận lao động theo hình thức tu nghiệp sinh, khoảng 19.000 tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc chủ yếu trong các ngành dệt may, lắp giáp điện tử, cơ khí và thuỷ thủ trên tàu với thu nhập cao hơn các thị trường khác; gần đây nước ta đã mở thêm thị trường sang các nước vùng vịnh. Hiện nay, có khoảng 3000 lao động Việt Nam làm việc ở các tiểu vương quốc ả- Rập thống nhất, gần 2000 lao động là việc ở Qatar. Đảng và nhà nước ta bắt đầu triển khai kế hoạch đưa lao động sang ả - Rập Xê - út từ tháng 8 năm 2003. Hiện tại có khoảng 6.800 lao động nước ta đang làm việc tại thị trường này với ngành nghề chủ yếu là xây dựng và số ít lao động nữ làm việc tại gia đình.
Đây là khu vực thị trường mới và đang phát triển mạnh, có nhu cầu cao về lao động nước ngoài. Trong thời gian tới nước ta (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vẫn tập trung phát triển các thị trường truyền thống đã và đang tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn như: Trung Đông, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là những thị trường luôn tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam với yêu cầu không quá cao về tay nghề, ngoại ngữ, phù hợp với lao động Việt Nam, cụ thể:
- Malaysia vẫn là thị trường có khả năng tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Trong những năm tới để đẩy mạnh số lượng lao động đưa sang làm việc tại Malaysia cần làm tốt: thẩm định hợp đồng tốt, ổn định, ít rủi ro, hướng dẫn các doanh nghiệp ký kết, triển khai đưa lao động đi; hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan, đoàn thể ở địa phương tổ chức tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc ở Malaysia. Cung cấp cho người lao động những thông tin đầy đủ, khách quan về thị trường để người lao động chủ động đăng ký; theo dõi giải quyết tốt, kịp thời các vấn đề phát sinh, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, không để các vụ việc kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới người lao động và dư luận.
- Trung Đông được xác định là thị trường trọng điểm đưa người lao động đi trong những nưm tới. Chính phủ tiếp tục giao Bộ Lao động - Thương binh và xã hội triển khai chương trình đưa 4000 lao động sang làm nhân viên bảo vệ tại UAE (Các tiểu vương quốc ARập thống nhất). Đây là chương trình hợp tác giữa Chính Phủ 2 nước do đó nếu được thực hiện tốt sẽ tạo cơ sở để tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác giữa 2 nước. Bên cạnh đó, A rập Xê út cũng là quốc gia đựơc dự kiến tăng cường đầu tư, khai thác để đưa lao động sang làm việc. Để đưa được nhiều lao động sang Trung Đông, cần triển khai các giải pháp sau: mở rộng công tác đào tạo các ngành nghề có nhu cầu như nghề hàn 3G, 6G; các nghề xây dựng, cơ khí, dịch vụ; hỗ tợ đào tạo ngoại ngữ và nghề trong các lĩnh vực khác cũng có nhu cầu như du lịch, khách sạn, thương mại, bán lẻ.
- Thị trường Đài Loan vẫn là một thị trường trọng điểm, đang có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chế tạo và khán hộ công trong viện dưỡng lão. Tuy nhiên, Đài Loan vẫn chưa nhận trở lại lao động làm việc
trong lĩnh vực thuyền viên tàu cá biển gần và giúp việc gia đình. Trong năm tới Bộ sẽ chỉ đạo xúc tiến tổ chức hội nghị lao động với Đài Loan, từ đó mở rộng số doanh nghiệp và các ngành nghề lao động phía đài Loan tiếp nhận để nâng cao thị phần lao động Việt Nam tại Đài Loan.
- Hàn Quốc trong những năm vừa qua là nước mà nhiều người lao động Việt Nam mong muốn được đến làm việc. Số lượng lao động Việt Nam ký được hợp đồng sang làm việc tại Hàn Quốc luôn đứng đầu trong số các nước đưa lao động sang Hàn Quốc. Trong năm 2010, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan của hàn Quốc tiếp tục quảng bá về lao động Việt Nam, thúc đẩy việc tổ chức kiểm tra tiếng Hàn dành cho lao động có nguyện vọng sang lao động tại Hàn Quốc. Với sự hồi phục của nền kinh tế Hàn Quốc và sự cố gắng của Việt Nam số lượng lao động được đưa sang làm việc tịa Hàn Quốc trong năm 2010, 2011 có thể sẽ tăng nhiều so với năm 2009.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, cử tu nghiệp sinh (tu nghiệp sinh là những cán bộ, công nhân đi học tập và làm việc - thực hành nhằm tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và nâng cao tay nghề để trở nên chuyên nghiệp hơn trong công