7. Cơ cấu của luận văn
2.2. Quản lý của doanh nghiệp
Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm:
- Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam;
- Doanh nghiệp Việt nam đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.
Đây là ba hình thức doanh nghiệp điển hình trong việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Mặc dù hình thức đưa lao động đi làm việc là khác nhau nhưng vấn đề quản lý lao động của các doanh nghiệp đều được đặt ra. Đối với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có sử dụng lao động Việt nam thì
việc quản lý lao động là trách nhiệm đương nhiên vì các doanh nghiệp đó trực tiếp sử dụng lao động.Vấn đề chính mà khoá luận đi sâu tìm hiểu là: việc quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này rất phổ biến. Theo số liệu của Cục quản lý lao động ngoài nước nước ta có đến 150 doanh nghiệp [31] (trong đó địa bàn Hà Nội có đến 80 doanh nghiệp) hoạt động trong lĩnh vực này.
Những doanh nghiệp được xem xét cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm:
1. Doanh nghiệp nhà nước;
2. Công ty cổ phần mà nhà nước giữ cổ phần chi phối;
3. Doanh nghiệp thuộc cơ quan trung ương của các tổ chức: Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến binh Việt Nam; Liên minh hợp tác xã Việt Nam và doanh nghiệp thuộc phòng Thương Mại và công nghiệp Việt Nam;
4. Các doanh nghiệp khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định. Các doanh nghiệp trên sẽ được cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Có đề án hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Có vốn điều lệ từ 5 (năm) tỷ đồng trở lên;
- Có trụ sở làm việc ổn định, có cơ sở đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Có ít nhất 7 (bảy) cán bộ chuyên trách có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, pháp luật và ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ chuyên trách này phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Với những điều kiện cơ bản như trên hiện nay trong tổng số 150 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì đa phần là doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nhgiệp này sau khi được cấp giấy phép hoạt động thì để tồn tại và phát triển được họ triển khai ngay công tác đưa và quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Phải chăng công tác quản lý lao động được thực hiện quá sớm? Bởi có thể người lao động của doanh nghiệp chưa hề xuất cảnh sang nước ngoài. Quản lý lao động làm việc ở nước ngoài là trách nhiệm cơ bản của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, không kể người lao động đã xuất cảnh hay chưa. Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình các doanh nghiệp cần đầu tư quản lý từ khâu tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng đến khi lao động sang làm việc ở nước ngoài và khi lao động về nước thanh lí hợp đồng.