7. Cơ cấu của luận văn
2.3 Quản lý của ngƣời lao động, ngƣời bảo lãnh cho ngƣời lao động đi làm
làm việc ở nƣớc ngoài
Quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài không chỉ là trách nhiệm, quyền hạn của Nhà nước, doanh nghiệp đưa đi mà còn là trách nhiệm của người lao động và người bảo lãnh cho họ.
Trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài không phải lúc nào đại diện của Nhà nước và doanh nghiệp cũng có điều kiện quản lý lao động 24 giờ. Do đó, ý thức cá nhân của người lao động cần được đề cao. Để làm việc đạt kết quả, tránh những vi phạm hợp đồng cũng như vi phạm pháp luật người lao động phải biết tự kiểm soát bản thân, tự quản lý hành vi của mình.
“Người bảo lãnh cho người lao động là người được người lao động lựa chọn, giới thiệu và được doanh nghiệp chấp nhận để ký hợp đồng bảo lãnh với doanh nghiệp” [25] và người bảo lãnh sẽ là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động khi người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ với doanh nghiệp đưa đi. Nhằm bảo vệ cho quyền lợi của mình người bảo lãnh luôn quan tâm, dõi theo quá trình thực hiện nghĩa vụ của người lao động và kịp thời vân động, giáo dục người lao động thực hiện các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp.
Mặc dù sự quản lý của người lao động, người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài chỉ là những biện pháp quản lý mang tính xã hội thuần tuý, không bao hàm yếu tố quyền lực như sự quản lý của nhà nước và của doanh nghiệp đưa đi nhưng hiệu quả mà hai biện pháp này mang lại là không nhỏ. Bởi
vậy, sự quản lý của các chủ thể này vẫn được quy định trong văn bản pháp luật, cụ thể được qui định từ Điều 12 đến Điều 16 của Nghị định 141/2005/NĐ - CP.
Quy định đó đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý mang tính xã hội này. Khi được qui định trong văn bản luật thì đương nhiên các chủ thể liên quan phải tôn trọng và thực hiện.