Nội dung quản lý nhà nƣớc về lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (Trang 33)

7. Cơ cấu của luận văn

2.1.1Nội dung quản lý nhà nƣớc về lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài.

2.1. Quản lý của Nhà nƣớc về lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài

Nhà nước là một chủ thể đặc biệt, tham gia quản lý hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt động quản lý xã hội và quản lý Nhà nước. Quản lý xã hội khác quản lý Nhà nước ở chỗ nó không dùng quyền lực Nhà nước để điều khiển quá trình lao động của người lao động. Hoạt động quản lý xã hội vì vậy có tính chất thuần tuý và người ta hay sử dụng các biện pháp mang tính đạo đức và truyền thống để quản lý. Còn quản lý Nhà nước về lao động làm việc ở nước ngoài là hình thức quản lý đặc biệt và mang lại hiệu quả to lớn trong thực tế. Kết quả đó xuất phát từ chức năng và sức mạnh vốn có của Nhà nước. Quản lý Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài gồm hai mặt:

- Xác định biện pháp quản lý chung (tạo ra môi trường pháp lý cho lao động làm việc ở nước ngoài) thể hiện ở việc hoạch định chính sách quốc gia, quy hoạch và kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng nguồn lao động trong xã hội; ban hành và hướng dãn thi hành các văn bản pháp luật về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý lao động.

- Xây dựng biện pháp bảo đảm, duy trì quyền quản lý Nhà nước về lao động làm việc ở nước ngoài, bao gồm: bảo hộ cho người lao động; bảo hiểm xã hội và các chính sách khác; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Đăc trưng cơ bản của quản lý Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài thể hiện thông qua những nét tiêu biểu về nội dung, cơ cấu, thẩm quyền và những biện pháp thực hiện việc quản lý đó.

2.1.1 Nội dung quản lý nhà nƣớc về lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài. ngoài.

Cùng là vấn đề quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhưng mỗi chủ thể tham gia quản lý lại thực hiện trách nhiệm của mình ở một góc độ, một cấp độ khác nhau. Nhà nước - chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân quản lý ở tầm vĩ mô. Nội dung quản lý của nhà nước mang tính chất đường lối, chủ trương. Những nội dung đó được thể hiện cụ thể như sau:

- Nắm cung cầu và sự biến động cung cầu làm cơ sở quyết định chính sách quốc gia, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố cho thị trường các nước.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Qui định nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động làm việc ở nước ngoài.

- Tổ chức quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý ; tổ chức bộ máy quản lý; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; nghiên cứu để thực hiện quản lý người lao động đi làm việc bằng mã số.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Tổ chức hoạt động xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; qui định khu vực ngành nghề và công việc mà người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài, cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước cho các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động.

- Cấp, đổi, thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, quản lý việc đăng kí và hướng dẫn tổ chức thực hiện các loại hợp đồng.

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Như vậy, quản lý Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài có một hệ thống các nội dung lớn và phức tạp. Nếu xem xét một cách toàn diện nhất, nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vao hai nhóm cơ bản, đó là:

+) Xây dựng các chính sách (chính sách về việc làm và thị trường lao động, chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, chính sách hợp tác quốc tế về lao động…), các văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành các qui định đó, tham gia đàm phán ký kết các Hiệp định hợp tác lao động.

+) Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thi hành các chính sách và văn bản pháp luật về quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, xử lí các vi phạm, giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này.

Thông qua việc xây dựng và ban hành các chính sách pháp luật về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài cũng như thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách pháp luật ấy, Nhà nước đã thực sự thâu tóm toàn bộ hoạt động quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (xét từ góc độ pháp luật Việt Nam) ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Phải khẳng định rằng những quy định của pháp luật nước ta về vấn đề quản lý nhà nước đối với lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài khá chi tiết và đầy đủ. Các quy định không chỉ thể hiện được yếu tố quyền lực Nhà nước (thông qua việc quyết định những chính sách quốc gia, xây dựng các kế hoạch bố trí nguồn nhân lực…) mà còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động và người lao động (thông qua công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý người lao động, giải quyết các tranh chấp phát sinh)

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (Trang 33)