7. Cơ cấu của luận văn
2.1.2 Biện pháp quản lý của Nhà nƣớc về lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc
nƣớc ngoài.
Do đứng ở tầm vĩ mô để quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài cho nên việc lựa chọn biện pháp quản lý phù hợp là rất khó. Có người cho rằng: Nhà nước quản lý vĩ mô về người lao động đi làm việc ở nước ngoài nên cần sử dụng biện pháp vĩ mô để quản lý. Biện pháp vĩ mô để quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài là các biện pháp sau đây:
- Tổ chức hệ thống cơ quan chuyên môn quản lý lao động làm việc ở nước ngoài.
- Xây dựng chính sách, pháp luật chuyên biệt về lao động làm việc ở nước ngoài như: Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư…
- Xem xét, chấp nhận các giải trình về quản lý lao động làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp trong trường hợp mà pháp luật qui định.
- Đặt Ban quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài tại mỗi nước. Các biện pháp này có vai trò quan trọng trong việc quản lý lao động làm việc ở nước ngoài. Nhưng nếu chỉ áp dụng các biện pháp vĩ mô đó thì công việc quản lý có dễ dàng không? Qua nghiên cứu có thể thấy dù đứng ở tầm vĩ mô để quản lý nhưng Nhà nước vẫn cần phải áp dụng đồng thời cả biện pháp vĩ mô và biện pháp vi mô. Biện pháp vĩ mô như đã nói ở trên là biện pháp chung còn biện pháp vi mô là biện pháp cụ thể, phát huy tác dụng trực tiếp. Trong quá trình quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, một số biện pháp cụ thể sau thường được nhà nước sử dụng: Biện pháp hình sự; Biện pháp hành chính; Biện pháp kinh tế; Biện pháp dân sự.
Trong bốn biện pháp đó, biện pháp hình sự là biện pháp nghiêm khắc nhất, được áp dụng trong trường hợp người lao động ở lại nước ngoài trái phép. Đến nay, pháp luật đã dành cả một Thông tư để qui định về hành vi bị áp dụng, cách thức áp dụng biện pháp này, đó là: Thông tư liên tịch số 09/2006/TTL- BLĐTBXH-BCA- VKSNDTC-TANDTC giữa Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Biện pháp hành chính là biện pháp được sử dụng thường xuyên nhất. Biện pháp này áp dụng cho cả doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và người lao động với các chế tài: cảnh cáo, phạt tiền,… Có rất nhiều văn bản qui định về biện pháp này, điển hình là: NĐ 81/2003/NĐ - CP và NĐ 141/2005/NĐ - CP. Hai biện pháp kinh tế và dân sự tuy được áp dụng ít hơn nhưng tác dụng của chúng khá tích cực. Trong cuộc sống, kinh tế là thế mạnh đồng thời cũng là điểm yếu của mỗi chủ thể. Do đó
biện pháp kinh tế được đưa ra nhằm cả hai mục đích là khích lệ chủ thể có thành tích và xử lí chủ thể có hành vi vi phạm. Việc phạt tiền đối tượng có hành vi vi phạm các quy định về xuất khảu lao động, quản lý lao động đã tiến thẳng vào yếu tố kinh tế, tài chính. Do vậy, biện pháp này cũng có tính dăn đe rất lớn. Nhiều trường hợp người lao động không giám vi phạm quy định vì sợ bị phạt tiền, sợ bị thiệt hại về kinh tế. Bởi mục đích chính thúc đẩy họ ly hương đi làm ăn xa cũng chỉ là tài chính, với ước muốn hết đói, thoát nghèo và cao hơn là có một cuộc sống sung túc khi hết hạn lao động trở về. Các biện pháp trên tuy có những ưu, nhược điểm riêng nhưng đã bổ trợ cho nhau, cộng hưởng làm tăng hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.