7. Cơ cấu của luận văn
2.1.3 Cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nƣớc về lao động Việt Nam làm việc
làm việc ở nƣớc ngoài.
Trong tất cả các lĩnh vực mình quản lý Nhà nước đều đặt hệ thống cơ quan chuyên trách theo một trật tự khoa học, chặt chẽ. Các cơ quan này vừa hoạt động độc lập vừa có mối liên hệ tác động qua lại với nhau nhằm thực hiện một mục đích chung. Trong hoạt động quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài mục đích chung đó là quản lý tốt số lượng lao động mang quốc tịch Việt Nam nhưng lại lao động tạo ra thu nhập ở một quốc gia khác.
Cơ cấu quản lý của Nhà nước khá phức tạp, tính phức tạp thể hiện ở chỗ: số lượng các cơ quan tham gia quản lý không dừng lại ở một, hai cơ quan; vấn đề quản lý không thuần tuý ở khía cạnh dân sự hay pháp lý,... Các cơ quan có chức năng quản lý được phân thành hai cấp: cấp trung ương và cấp địa phương. Điều này tương đối giống lĩnh vực quản lý lao động nói chung. Nhưng giữa quản lý lao động và quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài lại có sự khác biệt. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 181 Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002) thì :“Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước”. Như vậy, theo quy định này Chính Phủ có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực quản lý lao động. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý lại là Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội. “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong phạm vi cả nước” [20]. Trong suốt nhiều năm qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vẫn luôn thực hiện tốt chức năng thống nhất quản lý của mình. Trên thực tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bản chất chỉ là một cơ quan quản lý chuyên môn. Như vậy, việc trao thẩm quyền thống nhất quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài một mặt đã tạo thêm trách nhiệm công việc cho Bộ. Mặt khác, khi giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến Chính Phủ của hai nước Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lại cần đến sự uỷ quyền của Chính Phủ. Công tác này khá phức tạp, gây mất thời gian của các cơ quan hữu quan. Vậy tại sao không trao quyền thống nhất quản lý cho Chính Phủ khi trên thực tế Chính Phủ là cơ quan trực tiếp ban hành các Nghị định, Chỉ thị về vấn đề này. Đặc biệt so với các Bộ, ngành khác Chính Phủ lại là cơ quan quyền lực cấp trên do đó việc thống nhất quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài là rất hợp lý.
Với mục đích thể hiện rõ cơ cấu quản lý của Nhà nước theo quan điểm trên, luận văn xin được cụ thể bằng sơ đồ sau:
Bảng 2.1
Sơ đồ về cơ cấu, tổ chức các cơ quan
quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài:
Theo sơ đồ, thì Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, là cơ quan thống nhất quản lý trong lĩnh vực quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Chính Phủ là cơ quan ban hành các văn bản qui định về quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, phê duyệt các văn bản của cấp dưới đệ trình, đứng ra giải quyết các vấn đề phát sinh mang tầm quốc gia. Tham mưu cho Chính Phủ, đồng thời thực hiện quyền hạn của mình có các Bộ, ngành, cơ quan sau:
BỘ CÔNG AN BỘ Y TẾ BỘ TÀI CHÍNH CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO CHÍNH PHỦ BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BỘ NGOẠI GIAO
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
CỤC QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG NGOÀI
- Bộ lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan chuyên môn là Cục quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm quản lý lao động ngoài nước - Trung tâm này mới được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập với nhiệm vụ chính là giúp đỡ người lao động Việt Nam đặc biệt là khi họ được chủ sử dụng lao động nước ngoài gia hạn hợp đồng lao động) có trách nhiệm quan trọng trong việc:
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển thị trường, xây dựng chiến lược kế hoạch, quy hoạch về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý họ để trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện.
+ Tiến hành đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Quy định hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, quản lý hồ sơ, quy định danh mục các nghề và công việc cấm, các khu vực cấm lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
+ Phối hợp với Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
+ Phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về chủ trương, chính sách trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; xử lí những vấn đề phát sinh liên quan đến lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao có chức năng chỉ đạo hướng dẫn cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện bảo hộ lãnh sự và pháp lý đối với người lao động là công dân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Bộ công an có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng công an các cấp nắm tình hình các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lí các vi phạm pháp luật. Phối hợp với các Bộ, Ngành, cơ quan liên quan tuyên truyền phát động phong trào quần chúng tham gia phòng, chống, tố giác tội phạm trong lĩnh vực quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền kịp thời điều tra, xử lí đối với những trường hợp có dấu hiệu tội phạm, đồng thời thực hiện tiếp nhận người lao động Việt Nam bị nước ngoài trục xuất về nước.
- Bộ y tế có trách nhiệm trong việc chỉ định các cơ sở y tế đủ điều kiện chứng nhận sức khoẻ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nứơc ngoài theo yêu cầu của từng thị trường. Đồng thời thanh tra, xử lí vi phạm của các cơ sở y tế trong việc khám sức khoẻ cho nhóm người này.
- Bộ tài chính là bộ có thẩm quyền trong việc qui định chế độ tài chính đối với hoạt động đưa và quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài như: mức vốn pháp định, tiền ký quỹ, phí đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền đặt cọc.
- Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hiện nay là đại sứ quán hoặc lãnh sự quán (tuỳ theo quan hệ ngoại giao giữa hai nước). Do có trụ sở ở nước ngoài nên các cơ quan này có điều kiện để: bảo hộ lãnh sự và pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nói riêng, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm hiểu chính sách và phương thức tiếp nhận lao động nước ngoài của các nước để đề xuất với Chính phủ; hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng hợp tác lao động theo đúng pháp luật Việt Nam và pháp Luật nước sở tại; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của đại diện các doanh nghiệp Việt nam tại nước ngoài về trách nhiệm quản lý, xử lí các vi phạm của họ ở nước ngoài; phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam, cơ quan chức năng của nước sở tại và doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đưa người vi phạm về nước.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trên địa bàn. Cơ quan này qui định trách nhiệm của gia đình người lao động đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thường xuyên kiểm tra, thanh tra và xử lí kịp thời các vi phạm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp tại địa phương; phối hợp với các doanh nghiệp trong việc tạo nguồn và giới thiệu người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật tham gia dự tuyển đi lao động ở nước ngoài; khen thưởng các đơn vị, cá nhân, gia đình có thành tích trong việc đưa và quản lý lao động địa phương đi làm việc ở nước ngoài; công bố công khai danh sách những người bị xử phạt tạo dư luận xã hội phê phán họ; vận động gia đình người lao động vi phạm, động viên ho tự nguyện về nước.
Mỗi Bộ, ngành, cơ quan có trách nhiệm riêng trong việc quản lý lao động làm việc ở nước ngoài. Bằng cách quản lý nhiều mặt như trên Nhà nước sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm trong lĩnh vực nhạy cảm này.