Đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực chung của đối tượng nghiên cứu sau khi thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nâng cao thể lực chung cho sinh viên các ngành kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 58)

18 Ngồi ép dẻo thân 53 94.6 42 3.5 71 1.79 97.62 19Chạy con thoi 4x 10m5610000.0000.0

3.2.3. Đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực chung của đối tượng nghiên cứu sau khi thực nghiệm.

khi thực nghiệm.

Đề tài đã tiến hành triển khai ứng dụng tích cực các bài tập đã được lựa chọn trong 2 học phần học tập môn GDTC với sinh viên năm thứ nhất (K16) ngành Kỹ thuật. Cùng với việc ứng dụng các bài tập, Khoa GDTC còn tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò, tác dụng của TDTT dưới nhiều hình thức.

Sau khi triển khai thực nghiệm, đề tài đã tiến hành kiểm tra trình độ thể lực chung của sinh viên khóa 16 ngành Kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội theo các test quy định của Bộ GD&ĐT làm 2 lần. Lần 1 sau khi kết thúc học phần GDTC 1 và lần 2 sau khi kết thúc học phần GDTC 2. Với mục đích là nếu có các nội dung nào sinh viên còn yếu kém trong thời gian thực nghiệm đầu tiên sẽ được điều chỉnh để hoàn thiện tới mức tối ưu trong thời gian thực nghiệm tiếp theo.

Tổng số đối tượng thực nghiệm là sinh viên ngành Kỹ thuật khóa 16 trường đại học Kinh doanh và Công nghệ là 374 trong đó có 337 nam và 37 nữ. Kết quả đánh giá sự tăng trưởng trình độ chuẩn bị thể lực chung của đối tượng thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Trình độ thể lực chung của sinh viên ngành Kỹ thuật đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sau 3 tháng thực nghiệm (nnam = 337; nnữ=37).

TT Nội dung kiểmtra Giớitính

Trước thực

nghiệm Sau 3 tháng Độ tin cậy W % x ±δ x ±δ t p 1 Nằm ngửa gậpbụng 30s (sl) Nam 16.24 ± 5.21 18.16 ± 5.2 2.0 1 0.05 11.16 Nữ 6.15 ± 2.32 8.41 ± 2.34 2.11 0.05 31.04 2 Bật xa tại chỗ (cm) Nam 184.3 ± 15.2 202.1 ± 13.6 2.24 0.05 9.21 Nữ 134.6 ± 12.2 152.6 ± 14.3 2.15 0.05 12.53 3 Chạy 30m xpc (s) Nam 6.89 ± 1.98 6.12 ± 1.76 1.92 0.05 11.84 Nữ 7.72 ± 2.54 6.87 ± 2.39 2.13 0.05 11.65 4 Chạy 5p tùy sức(m) Nam 812.5 ± 21.5 872.5 ± 20.2 2.17 0.05 7.12 Nữ 687.5 ± 15.5 694.5 ± 15.5 1.87 0.05 1.01

5 Chạy con thoi 4 x10m (s) Nam 12.32 ± 3.32 11.26 ± 3.25 2.89 0.05 8.99 Nữ 14.76 ± 2.41 13.03 ± 2.23 2.22 0.05 12.45 6 Dẻo gập thân (cm) Nam 12.4 ± 5.42 10.5 ± 4.65 2.21 0.05 16.59 Nữ 15.4 ± 3.31 11.8 ± 4.23 2.39 0.05 26.47

Qua bảng 3.8 cho thấy các nội dung kiểm tra đều có thành tích tăng đáng kể ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p< 0.05. Tuy nhiên có hai nội dung là chạy 5 phút tùy sức ở nữ t = 1.87 và chạy 30 m xuất phát cao ở nam t = 1.92 đều nhỏ hơn tbảng. Như vậy có thể nói sau 3 tháng thực nghiệm hay sau khi kết thúc học phần GDTC 1 trình độ chuẩn bị thể lực chung của sinh viên nói chung là tăng nhưng cần điều chỉnh các bài tập và lượng vận động nhằm nâng cao tốc độ cho nam sinh viên và

sức bền cho nữ sinh viên ngành Kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Có thể quan sát sự tăng trưởng thành tích trên biểu đồ 3.9.

Biểu đồ 3.9. Thành tích của đối tượng nghiên cứu sau 3 tháng thực nghiệm

Tiếp tục áp dụng các bài tập đã lựa chọn và có điều chỉnh theo chiều hướng tích cực đặc biệt là các nhóm bài tập phát triển sức bền với nhóm sinh viên nữ và nhóm bài tập nâng cao tốc độ đối với sinh viên nam. Các bài tập được điều chỉnh về lượng vận động và thời gian thực hiện cũng như thay đổi một số hình thức luyện tập phù hợp với chương trình môn học GDTC học phần 2 là môn Khiêu vũ và Cầu lông. Đề tài kiểm tra sau thực nghiệm sau 6 tháng thực nghiệm kết quả thu được trên bảng 3.10.

Bảng 3.10. Trình độ thể lực chung của sinh viên ngành Kỹ thuật đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sau 6 tháng thực nghiệm (nnam = 337; nnữ=37).

TT Nội dung kiểmtra Giớitính

Trước thực

nghiệm Sau 6 tháng Độ tin cậy W % x ±δ x ±δ t p 1 Nằm ngửa gậpbụng 30s (sl) Nam 16.24 ± 5.21 23.23 ± 4.31 3.34 0.05 35.42 Nữ 6.15 ± 2.32 9.44 ± 2.34 5.51 0.05 42.21 2 Bật xa tại chỗ (cm) Nam 184.3 ± 15.2 241.1 ± 13.2 4.74 0.05 26.70 Nữ 134.6 ± 12.2 172.6 ± 10.3 4.35 0.05 24.74 3 Chạy 30m xpc (s) Nam 6.89 ± 1.98 5.87 ± 1.64 2.19 0.05 15.99 Nữ 7.72 ± 2.54 6.32 ± 1.39 2.76 0.05 19.94 4 Chạy 5p tùy sức(m) Nam 812.5 ± 21.5 965.5 ± 17.2 2.36 0.05 17.21 Nữ 687.5 ± 15.5 765.5 ± 18.9 2.67 0.05 10.74 5 Chạy con thoi 4 x10m (s) Nam 12.32 ± 3.32 9.66 ± 2.25 3.89 0.05 24.20 Nữ 14.76 ± 2.41 12.47 ± 4.23 2.32 0.05 16.82 6 Dẻo gập thân (cm) Nam 12.4 ± 5.42 9.5 ± 2.87 3.31 0.05 26.48 Nữ 15.4 ± 3.31 9.9 ± 4.54 4.59 0.05 43.48 Qua bảng 3.10 cho thấy tất cả các nội dung kiểm tra đều có thành tích tăng đáng kể ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p< 0.05. Các nội dung chạy 5 phút tùy sức ở nữ và chạy 30 m xuất phát cao ở nam cũng đều có sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p<0.05. Như vậy sau quá trình thực nghiệm trình độ chuẩn bị thể lực chung của sinh viên nói chung là tăng đáng kể. Độ tăng trưởng thành tích tăng từ 10.74 % đến 43.48% có thể quan sát sự tăng trưởng thành tích rõ ràng hơn trên trên biểu đồ 3.10.

Biểu đồ 3.10. Thành tích của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng thực nghiệm

Đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực của sinh viên ngành Kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được đề tài xác định thông qua việc so sánh kết quả kiểm tra trình độ chuẩn bị thể lực chung của sinh viên so sánh với các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT.

Đề tài tiến hành tổng hợp các kết quả kiểm tra, phân loại thể lực chung của các sinh viên ngành Kỹ thuật đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội theo các tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT. Kết quả được trình bày trên bảng 3.11.

Bảng 3.11. Phân loại trình độ chuẩn bị thể lực chung của sinh viên ngành Kỹ thuật đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT (nnam = 337; nnữ=37).

TT Nội dung kiểm tra Giớitính

Đánh giá Giỏi Khá TB Yếu Kém n % n % n % n % n % 1 Nằm ngửa gập bụng 30s (sl) Nam 32 9.50 64 18.99 241 71.51 0 0.00 0 0.00 Nữ 1 2.70 13 35.14 23 62.16 0 0.00 0 0.00 2 Bật xa tại chỗ (cm) Nam 22 6.53 76 22.55 239 70.92 0 0.00 0 0.00 Nữ 2 5.41 13 35.14 22 59.46 0 0.00 0 0.00 3 Chạy 30m xpc (s) Nam 13 3.86 52 15.43 259 76.85 13 3.86 0 0.00 Nữ 2 5.41 11 29.73 24 64.86 0 0.00 0 0.00

4 Chạy 5p tùy sức (m) Nam 26 7.72 32 9.50 253 75.07 26 7.72 0 0.00

Nữ 0 0.00 11 29.73 24 64.86 2 5.41 0 0.00

5 Chạy con thoi 4 x 10m (s) Nam 21 6.23 43 12.76 273 81.01 0 0.00 0 0.00

Nữ 1 2.70 9 24.32 26 70.27 1 2.70 0 0.00

6 Dẻo gập thân (cm) Nam 54 16.02 71 21.07 212 62.91 0 0.00 0 0.00

Kết quả trên bảng 3.11 cho thấy: Nhìn chung trình độ chuẩn bị thể lực chung của sinh viên ngành Kỹ thuật đại học Kinh doanh và Công nghệ theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở mức trung bình - yếu hầu như không có, thỉnh thoảng có các sinh viên đạt loại kém ở các nội dung như: Chạy 5 phút tùy sức đánh giá sức bền chung sinh viên chiếm tỷ lệ yếu là 7.72% đối với nam và 5.41% đối với nữ; Nội dung chạy 30m xpc có tỷ lệ yếu là 3.86% ở sinh viên nam; Nội dung chạy con thoi ở nữ có tỷ lệ yếu là 2.70%. Các nội dung kiểm tra đều không có tỷ lệ kém.

Tóm lại sau khi áp dụng các bài tập nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên ngành Kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ đã cho thấy trình độ thể lực của sinh viên đã tăng đáng kể. Số lượng sinh viên không đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định của Bộ GD&ĐT gần như không có. Chỉ có một số ít sinh viên không đạt ở một số nội dung.

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nâng cao thể lực chung cho sinh viên các ngành kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w