Tìm hiểu thực trạng chương trình giảng dạy môn GDTC tại trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội.

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nâng cao thể lực chung cho sinh viên các ngành kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 37)

Kinh doanh và Công nghệ Hà nội.

3.1.1. Tìm hiểu thực trạng chương trình giảng dạy môn GDTC tại trường đạihọc Kinh doanh và Công nghệ Hà nội. học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội.

Chương trình đào tạo luôn là một vấn đề được đặt lên hàng đầu trong việc giải quyết các nhiệm vụ giảng dạy. Với đặc thù là một trường Dân lập nên đặc điểm giảng dạy môn GDTC cũng có sự điều chỉnh nhất định so với chương trình khung do Bộ GD&ĐT quy định. Việc điều chỉnh này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác GDTC. Chương trình giảng dạy môn học GDTC tại trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được đề tài khảo sát một cách chi tiết để xác định các vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC, tạo ra hứng thú luyện tập TDTT trong sinh viên, nâng cao thể lực chung cho sinh viên.

Tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chia nội dung chương trình môn GDTC thành 2 học phần theo quyết định số 863/QĐ-TCCB do Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ký ngày 15 tháng 05 năm 2010. Cụ thể như trên bảng 3.1.

Tuy nhiên chương trình học được tiến hành theo đặc thù của trường là Khu liên hợp thể thao ở tách xa trường, việc học môn GDTC được tiến hành theo hình thức “cuốn chiếu”. Tức là dạy liên tục để hoàn thiện các nội dung của 02 học phần liền nhau. Mỗi buổi học sinh viên sẽ học 05 tiết. Trong đó có 03 tiết đầu và 02 tiết sau, học sinh sẽ chia ca học. Học hết 03 tiết đầu sẽ di chuyển sang sân khác để học môn khác. Như trong học phần 1 có lớp sinh viên học Bóng bàn trong 03 tiết đầu thì 02 tiết sau sẽ học Điền kinh và ngược lại. Phân phối thời gian và các môn học như vậy sẽ đảm bảo được sử dụng các sân bãi, dụng cụ các môn học, và gây hứng thú tập luyện đối với sinh viên do lượng vận động với sinh viên các trường không chuyên TDTT như tiến hành tại trường là quá nặng.

Bảng 3.1: Phân phối chương trình môn học GDTC trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

TÊN BÀI GIẢNG Tổng sốtiết

Học phần I

Lý thuyết Sơ lược lịch sử, ý nghĩa tác dụng GDTC với đờisống 2t

Thực hành

Đội hình đội ngũ 4t

Bóng bàn

Kỹ thuật vụt bóng thuận tay; Kỹ thuật đẩy bóng trái tay; Kỹ thuật gò bóng trái tay, thuận tay; Kỹ thuật cắt bóng; Giao bóng 7t Chạy cự ly trung bình 8t Chạy cự ly ngắn 15t Thể lực 7t Kiểm tra

- Kiểm tra điều kiện: Môn Bóng bàn: Đẩy bóng thuận tay, trái tay

- Thi kết thúc học phần: Môn Điền Kinh: Chạy cự ly ngắn (100m)

2t

Tổng 45 tiết

Học phần II

Lý thuyết

Sơ lược lịch sử, ý nghĩa tác dụng môn Cầu lông 2t Ý nghĩa tác dụng và các kỹ thuật cơ bản môn Khiêu

vũ 2t

Thực hành

Kỹ thuật Cầu lông - Kỹ thuật di chuyển

- Kỹ thuật đánh cầu thấp tay phải, trái - Kỹ thuật phát cầu

- Kỹ thuật đánh cầu sau đầu

22t

Các vũ điệu cơ bản - Boston

- Cha cha cha

20t

Kiểm tra

- Kiểm tra điều kiện: Khiêu vũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thi kết thúc học phần: Cầu lông:Đánh cầu thấp tay qua lại

2t 2t

Tổng 45 tiết

Qua bảng 3.1 chúng tôi có một số đánh giá như sau: Tuy thời gian học môn GDTC chỉ có 90 tiết nhưng chương trình đã đảm bảo lượng kiến thức tương đối phong phú, với các giờ lý thuyết: Đã được quan tâm một cách đúng mức, những nội dung kiến thức giúp người học nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò, ý nghĩa tác

dụng môn học trong nhà trường và đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất trong công tác vệ sinh tập luyện thể thao, phòng ngừa các chấn thương, ngoài ra còn giúp cho sinh viên nắm được các điều luật cơ bản của các môn thể thao cơ bản.

Các giờ thực hành tập trung thực hiện giảng dạy các môn: Điền kinh, Bóng bàn, Cầu lông và Khiêu vũ... trang bị các kỹ năng cơ bản cũng như nâng cao trình độ thể lực của sinh viên. Giảng viên Khoa GDTC đã thực hiện và khai thác hết nội dung trong chương trình để nâng cao chất lượng GDTC.

Các phần thực hành là phần quan trọng trong nhiệm vụ giảng dạy môn GDTC nên số giờ được đầu tư nhiều thời gian. Trong nội dung học phần 1 sinh viên được học về đội hình đội ngũ trong các giờ học đầu tiên với mục đích đưa sinh viên vào ổn định về tổ chức, ôn lại các nhiệm vụ đã học trong quá trình học tập tại các trường phổ thông. Các nội dung Bóng bàn, chạy cự ly ngắn, cự ly trung bình, thể lực nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên, giới thiệu các kỹ thuật cơ bản môn Bóng bàn.

Trong học phần 2 sinh viên được học hai nội dung cơ bản của môn Cầu lông và Khiêu vũ trong 45 tiết với các kỹ thuật đơn giản của môn Khiêu vũ các bước nhảy Boston và Chachacha. Trong các giờ thực hành sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao. Các nội dung kỹ thuật được lược bớt để cho các sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu và thực hiện động tác kỹ thuật tốt nhất. Ngoài ra với môn Cầu lông các sinh viên được rèn luyện tăng cường thể lực chuyên môn này nhằm nâng cao trình độ.

Tóm lại, tuy chương trình môn học GDTC đang thực hiện tại trượng đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Nhưng chương trình môn học GDTC hiện nay của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của trường. Tỷ lệ các phần lý thuyết, thực hành trong mỗi học phần GDTC được cân đối. Đảm bảo cung cấp cho sinh viên lượng kiến thức cơ bản nhất về các môn thể thao.

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nâng cao thể lực chung cho sinh viên các ngành kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 37)