Ứng dụng các bài tập vào thực tế giảng dạy tại trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội.

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nâng cao thể lực chung cho sinh viên các ngành kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 53 - 56)

18 Ngồi ép dẻo thân 53 94.6 42 3.5 71 1.79 97.62 19Chạy con thoi 4x 10m5610000.0000.0

3.2.2. Ứng dụng các bài tập vào thực tế giảng dạy tại trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội.

3.2.2. Ứng dụng các bài tập vào thực tế giảng dạy tại trường đại học Kinhdoanh và Công nghệ Hà nội. doanh và Công nghệ Hà nội.

Dựa vào lịch trình học tập môn GDTC của khóa 16 trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đề tài tiến hành đưa các bài tập vào thực nghiệm trong thời gian học kỳ 1 và học kỳ 2 tương đương với thời gian học tập hai học phần môn GDTC.

Thời gian thực nghiệm từ tháng 09 năm 2011 đến 03 năm 2012. Thời gian một tiết học là 45 phút trong đó mỗi buổi học sinh viên học 5 tiết. Ca học 1 có 03 tiết, nghỉ giải lao 30 phút và đổi môn học, học ca 2 có 02 tiết. Các bài tập được xây dựng theo tiến trình học tập. Có các bài tập thể lực cho nội dung học 3 tiết ca học 1 và nội dung riêng cho ca học 2. Các bài tập tùy theo từng nội dung cũng như từng mục đích phát triển các tố chất mà sử dụng khác nhau. Phương pháp chủ yếu được

sử dụng đó là phương pháp tập luyện vòng tròn, và phương pháp trò chơi. Phương pháp trò chơi hoặc sử dụng các bài tập trò chơi vận động được sử dụng tối đa, tận dụng triệt để do thời gian học kéo dài, khi sinh viên tập luyện thể lực kéo dài sẽ mỏi mệt. Không thể tập trung hoặc chán nản khi tập luyện các bài tập thể lực đơn thuần gây nên mệt mỏi nhanh cả về thể lực lẫn tâm lý, sự giảm chú ý, không tập trung sẽ gây nguy hiểm trong quá trình tập luyện.

Thời gian, khối lượng vận động được các giảng viên quản lý chặt chẽ, loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tập luyện. Với đặc thù số lượng sinh viên học ngành kỹ thuật đa số là các sinh viên nam, số nữ có rất ít, chỉ có 2 lớp là có nhóm đông sinh viên nữ cũng chỉ là 9-11 sinh viên. Việc tập luyện đối với các sinh viên cũng được tiến hành theo hình thức đối đãi cá biệt. Phân loại các sinh viên trong các giờ học đầu tiên để biết nhóm sinh viên yếu hơn.

Việc phân loại sinh viên như vậy sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong việc điều chỉnh lượng vận động với từng nhóm sinh viên. Các bài tập được phân bố đan xen với các nội dung học chính theo yêu cầu từng học phần môn GDTC.

Trong học phần GDTC 1 sinh viên sẽ được tập tăng cường các bài tập phát triển thể lực nhiều hơn kết hợp với nội dung chính của môn học là môn Điền kinh và Bóng bàn. Thi kết thúc môn học là môn Điền kinh. Các bài tập thể lực được sử dụng tối đa để sinh viên phát triển thể lực cũng như nâng cao kết quả học tập.

Trong học phần GDTC 2 sinh viên học các môn Khiêu vũ và Cầu lông, trong đó nội dung môn Cầu lông thi kết thúc học phần. Các nội dung của các bài tập cũng được xác định giảm bớt hơn, chủ yếu tập trung vào các phần trò chơi vận động, củng cố trình độ chuẩn bị thể lực đã đạt được. Phát triển các năng lực thể chất còn yếu kém. Tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực thể chất cho nhóm sinh viên yếu kém. Các nội dung học tập được tình bày trong bảng 3.7 và 3.8 là lịch trình giảng dạy các nội dung phát triển thể lực cho sinh viên ngành Kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Xây dựng các nội dung thực nghiệm được tiến hành chặt chẽ qua 2 giai đoạn tương ứng với hai học phần môn GDTC. Lịch trình áp dụng các bài tập phát triển thể lực phải đảm bảo được các yếu tố như phù hợp với thời gian học tập. Phù hợp với nội dung môn học trong mỗi học phần và phải nâng cao được năng lực thể chất cho sinh viên mà không gây sự mệt mỏi quá mức hay gây sự nhàm chán trong các giờ học.

Việc xây dựng lịch trình áp dụng các bài tập thể lực dựa vào trình độ chuẩn bị thể lực của sinh viên. Lịch trình 1 dựa trên kết quả kiểm tra lúc đầu của sinh viên. Lịch trình 2 dựa trên kết quả kiểm tra của sinh viên sau khi kết thúc học phần 1. Trong mỗi lịch trình đều phải dựa trên các mặt mạnh, yếu, cụ thể để đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp về thời gian, lượng vận động…

Bảng 3.7. Tiến trình thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu trong học phần GDTC 1

TT NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nâng cao thể lực chung cho sinh viên các ngành kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w