Lựa chọn các bài tập.

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nâng cao thể lực chung cho sinh viên các ngành kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 49 - 52)

Vấn đề lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên ngành Kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ là thực sự cần thiết. Các bài tập được lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng sinh viên ngành Kỹ thuật, đảm bảo phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất hiện có và quan trọng nhất phải đảm bảo các nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện trong TDTT. Đề tài lựa chọn các bài tập dựa trên những căn cứ sau :

- Căn cứ vào nguyên tắc giáo dục các tố chất thể lực.

- Căn cứ vào đặc tính của lượng vận động các tố chất thể lực chung và các phương pháp áp dụng để giáo dục các tố chất thể lực.

- Căn cứ vào đặc điểm sinh viên ngành Kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

- Căn cứ vào cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ công tác GDTC tại trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Để xác định được chính xác các bài tập nâng cao thể lực chung cho sinh viên ngành Kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đề tài sử dụng các bài tập phát triển các tố chất thể lực chung: Nhóm bài tập sức nhanh; Nhóm bài tập sức mạnh; Nhóm bài tập sức bền; Nhóm bài tập khéo léo; Nhóm bài tập mềm dẻo. Tuy nhiên với điều kiện đặc thù của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói chung và sinh viên ngành Kỹ thuật nói riêng đề tài xác định đưa ra các bài tập có tính chất tổng hợp, phát triển nhiều tố chất trong cùng bài tập với thời gian luyện tập ngắn.

Dựa trên các cơ sở lý luận và các đặc điểm đã được trình bày ở các phần trên, đề tài tiến hành lựa chọn được các bài tập thông qua các tài liệu về huấn luyện các tố chất thể lực chung, xác định được mức độ ưu tiên của các nhóm bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu, thời gian giảng dạy và các phương pháp tiến hành giảng dạy tại trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đề tài lựa chọn được 26 bài tập:

Bài tập 1: Chạy biến tốc 50m x 10; Bài tập 2: Chạy 30m xuất phát cao; Bài tập 3: Chạy 100m xuất phát thấp;

Bài tập 4: Chạy 800 m (nữ), chạy 1500m (nam);

Bài tập 5: Ngồi xuất phát nhanh theo tín hiệu chạy 30m; Bài tập 6: Bật xa 10 bước tại chỗ;

Bài tập 7: Bật cóc 20m;

Bài tập 9: Lò cò đổi chân 20m; Bài tập 10: Nằm sấp chống đẩy; Bài tập 11: Đẩy xe “cut kit”; Bài tập 12: Nằm ngửa gập bụng; Bài tập 13: Nằm sấp ngửa lưng; Bài tập 14: Bật xa tại chỗ;

Bài tập 15: Bật bục đổi chân 45s; Bài tập 16: Chạy dích dắc;

Bài tập 17: Chạy con thoi; Bài tập 18: Ngồi ép dẻo thân Bài tập 19: Chạy con thoi 4x 10m.

Bài tập 20: Di chuyển ngang 6m trong 60s; Bài tập 21: Trò chơi “Cua đá bóng”;

Bài tập 22: Trò chơi “Bóng chuyền sáu”; Bài tập 23: Trò chơi “Lò cò tập thể”; Bài tập 24: Trò chơi “Lò cò tiếp sức”; Bài tập 25: Trò chơi “Người thừa thứ 3”; Bài tập 26: Trò chơi “Phản xạ nhanh”;

Để lựa chọn chính xác các bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên ngành Kỹ thuật đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đề tài tiến hành phỏng vấn các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy môn GDTC trong các trường đại học khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật và các trường chuyên TDTT. Số lượng giáo viên được phỏng vấn là 56 người trong đó có 34 giảng viên chính, 18 Thạc sỹ và 4 Tiến sỹ. Sử dụng các các bài tập được đánh giá theo 3 mức độ: Quan trọng: 3 điểm; Bình thường: 2 điểm; Không quan trọng: 1điểm. Kết quả phỏng vấn trên bảng 3.6.

Bảng 3.6. Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực theo mức độ ưu tiên (n=56). TT Các bài tập Đánh giá Tổng % Quan trọng thườngBình quan trọngKhông

n % n % n %

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nâng cao thể lực chung cho sinh viên các ngành kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w