nghệ Hà Nội
Trường đại học dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội được thành lập tháng 6 năm 1996. Do mở rộng mục tiêu đào tạo sang lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, Trường được đổi tên thành Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội kể từ tháng 5 năm 2006. Trường là một tổ chức hợp tác của những người lao động trí óc, tự nguyện góp sức, góp vốn để xây dựng và phát triển Trường bền vững, vì mục đích đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, không vì mục đích lợi nhuận.
Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành và các nhà kỹ thuật thực hành, tạo nguồn nhân lực cho việc hình thành một dàn cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp, những “binh đoàn chủ lực” trên mặt trận phát triển kinh tế xã hội theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trường lấy đào tạo nghề nghiệp thực hành làm định hướng chủ yếu, không chỉ quan tâm trau dồi kiến thức, mà trau dồi kiến thức phải đi đôi với rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, kết hợp lý luận với thực tiễn, không chỉ quan tâm phát triển tài năng, mà phát triển tài năng phải đi đôi với bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức nhằm đào tạo thanh niên thành những cán bộ vừa hồng vừa chuyên.
Đội ngũ giảng dạy của Trường gồm 350 giảng viên cơ hữu và 420 giảng viên thỉnh giảng. Số giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Phó giáo sư và Giáo sư chiếm 28% tổng số giảng viên, số giảng viên có trình độ Thạc sĩ chiếm 31%, phần còn lại là Cử nhân, Kỹ sư.
Khối ngành Kỹ thuật của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo những kỹ sư toàn diện. Đây sẽ là nguồn nhân lực với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ giỏi, được trang bị kiến thức vững vàng nhằm đáp ứng các đòi hỏi thực tế ngày càng cào trong lĩnh vực kỹ thuật, thiết kế, chế tạo, đóng mới, lắp ráp, xây dựng..., có khả năng ứng dụng các thiết bị và kiến thức kỹ thuật tiên tiến trên thế giới vào đời sống Việt Nam.
Tốt nghiệp khối ngành Kỹ thuật của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, sinh viên không những có trình độ chuyên ngành mà còn được trang bị khả năng tin học, ngoại ngữ để có khả năng thích ứng ngay với yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, công ty hoặc học chuyển tiếp lên trình độ cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ...) ở các trường Đại học trong và ngoài nước.
Khối ngành Kỹ thuật của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội gồm có: Công nghệ Thông tin (công nghệ phần mềm) với 3 bậc: Đại học, Cao đẳng và Trung cấp; Kỹ thuật Điện - Điện tử với 2 bậc: Đại học và Cao đẳng; Kỹ thuật Cơ Điện tử với 2 bậc: Đại học và Cao đẳng; Xây dựng với 2 bậc: Đại học và Cao đẳng; Kiến trúc với bậc Đại học
Sự quan tâm của Ban giám hiệu đối với môn học GDTC thể hiện ngay trong những ngày đầu xây dựng trường. Những năm đầu mới thành lập Nhà trường phải thuê địa điểm để giảng dạy môn GDTC cho đảm bảo chất lượng đào tạo của Trường. Bắt đầu từ năm học 2011-2012 Khoa GDTC được thực hiện công tác giảng dạy và học tập tại một khu Liên hợp thể thao riêng tại Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Khu Liên hợp thể thao có sân Bóng đá, sân Điền kinh, sân Bóng
chuyền, có nhà tập thể chất với 15 bàn Bóng bàn và 8 sân Cầu lông, có các thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ môn học Khiêu vũ thể thao. Không những thế do điều kiện đi học của sinh viên gặp khó khăn Nhà trường đầu tư mua xe ô tô để đưa đón sinh viên đi học từ Hà Nội – Từ Sơn.
Công tác giảng dạy và đánh giá trình độ của sinh viên học môn GDTC trong những năm qua của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được tiến hành theo hai hình thức là: Lý thuyết và thực hành. Trong đó nội dung kiểm tra lý thuyết chỉ dành cho những sinh viên có sức khỏe yếu, không thể tham gia tập luyện các môn thể thao được (những sinh viên này có giấy xác nhận của cơ quan chức năng), nội dung này chưa đưa vào hệ thống thi và kiểm tra của sinh viên nói chung mà việc kiểm tra, đánh giá mới chỉ ở nội dung kỹ năng thực hành các môn thể thao ở cả hai học phần GDTC. Trong đó với mỗi học phần đều nêu rõ nhiệm vụ của sinh viên là:
- Tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp theo quy định
- Tham gia hoạt động nhóm, đội và thực hành các nội dung đã định.
- Ngoài hoạt động chính khoá sinh viên phải tham gia hoạt động ngoại khoá thông qua các hoạt động: Câu lạc bộ, thi đấu thể thao hàng năm, giờ học ngoại khoá do nhà trường tổ chức.
Trong mỗi học phần đều quy định rõ điều kiện để dự thi và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Điều kiện dự thi: Sinh viên phải đảm bảo được 80% số giờ dự học trên lớp Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần: - Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.
- Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, viết tiểu luận, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Trưởng khoa đề xuất hình thức thi thích hợp cho từng học phần để Hiệu trưởng phê duyệt.
- Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận, bài tập lớn phải do hai giảng viên đảm nhiệm.
- Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba bản. Một bản lưu tại bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản gửi về phòng đào tạo của trường, chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.
- Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này khi được trưởng phòng đào tạo cho phép được dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó.
- Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, nếu được trưởng phòng đào tạo cho phép, được dự thi một lần ở kỳ thi phụ, điểm thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu. Nếu thi không đạt trong kỳ thi phụ thì những sinh viên này sẽ không còn cơ hội để thi lại.
Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần: Điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến phần nguyên.
Môn học GDTC được chia giảng dạy làm 02 học phần. Học phần 1 sinh viên sẽ học môn Bóng bàn và Điền kinh, trong đó môn Bóng bàn là môn thi điều kiện chỉ tính đạt và không đạt. Nội dung thi Điền kinh là điểm thi kết thúc của học phần GDTC 1. Học phần GDTC 2 sinh viên sẽ học môn Khiêu vũ thể thao và Cầu lông, trong đó Khiêu vũ được tính điểm điều kiện và điểm thi kết thúc là môn Cầu lông.
- Công tác TDTT nói chung và GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng và THCN nói riêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ đặc biệt coi trọng. Các tư tưởng của Hồ Chí Minh xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước Việt nam ngay từ những ngày đầu tiên giành độc lập đến nay đã có những ảnh hưởng to lớn. Chỉ đạo toàn bộ quá trình phát triển của nền giáo dục và TDTT nước nhà. Các chính sách của Đảng, Chính phủ nhằm tạo điều kiện một cách tốt nhất thúc đẩy công tác GDTC và rèn luyện TDTT ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Việc liên tục tìm ra các giải pháp mới phù hợp thực tiễn và có hiệu quả nâng cao năng lực thể chất cho sinh viên, nâng cao chất lượng dạy và học là một việc làm tất yếu trong quá trình đào tạo.
- Phân tích đầy đủ các cơ sở lý luận về huấn luyện các tố chất thể lực để có đầy đủ các căn cứ cụ thể xây dựng hệ thống bài tập nâng cao thể lực cho sinh viên, phù hợp với thực trạng thể lực của sinh viên cũng như điều kiện thực tế của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
- Dựa theo đặc thù đào tạo cũng như những yêu cầu cấp thiết trong đào tạo tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đề tài bước đầu xác định được những vấn đề cần thiết trong việc ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao trình độ chuẩn bị thể lực chung cho sinh viên ngành Kỹ thuật trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
CHƯƠNG 2