- Gói dịch vụ quản lý tài khoản (Prime Account): Đầu tư chứng khoán không còn đơn giản là mua/bán được, mà còn phải kịp thời cập nhật thông tin thị trường,
2.2.2.1. Những hạn chế
Trong hơn 4 năm hoạt động, những kết quả mà VNDIRECT đạt được trong hoạt động môi giới là rất đáng khích lệ tuy nhiên vẫn không tránh khỏi một số hạn chế như:
- Số lượng tài khoản mở tại VNDIRECT có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với toàn thị trường: 3.26% năm 2008, 2.74% năm 2009, 2.86% năm 2010 và 2.77% năm 2011 (trong khi đó tỷ trọng số tài khoản mở của TLS so với thị trường là 3.11% năm 2008, 2.81% năm 2009, 3.69% năm 2010, 4.57% năm 2011 và của SSI là: 11.39% năm 2008, 7.36% năm 2009, 6.58% năm 2010 và 5,4% năm 2011). Mặt khác đa số tài khoản được mở là của khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức chiểm tỷ trọng rất nhỏ. Ngoài ra số lượng tài khoản giao dịch chưa cao mới chỉ chiếm khoảng 30% số lượng tài khoản đã mở.
- Thị phần môi giới tại sàn HOSE còn thấp - Chất lượng tư vấn của môi giới là chưa cao
- Các sản phẩm dịch vụ của VNDIRECT có sản phẩm rất cạnh tranh, các CTCK khác chưa có như sản phẩm hỗ trợ lãi suất, sản phẩm giao dịch chứng khoán theo ngày, tháng, sản phẩm option nhưng những sản phẩm thông dụng khác như bảo lãnh thanh toán lệnh mua (mua chứng khoán có ký quỹ) chưa thực sự cạnh tranh so với các CTCK khác về tỷ lệ ký quỹ đối với từng mã chứng khoán
- Chính sách phí giành cho nhân viên tư vấn môi giới chưa thực sự hấp dẫn: Ở VNDIRECT nếu nhân viên môi giới có doanh số đạt được nhỏ hơn 5 tỷ thì nhân viên môi giới đó chỉ hưởng lương cứng là 3 triệu, nếu doanh số lớn hơn 5 tỷ thì ngoài lương cứng còn hưởng hoa hồng là 30% phần doanh số tăng thêm trên 5 tỷ . Trong khi đó chính sách giành cho nhân viên tư vấn môi giới của các CTCK khác không bị giới hạn bởi doanh số thu được: Nhân viên tư vấn môi giới của HSC có mức thu nhập là lương cứng 6 triệu và hoa hồng là từ 15 - 22% doanh; của TLS là 50% doanh số; của SSI là lương cứng 5 triệu và hoa hồng là từ 15 - 50 % doanh số. 2.2.2.2. Nguyên nhân
Có những hạn chế trên là do những nguyên nhân sau:
- VNDIRECT mới chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân chưa chú trọng đến đối tượng khách hàng tổ chức.
- Trình độ của đội ngũ nhân viên môi giới tại VNDIRECT chưa đồng đều. Đội ngũ nhân viên môi giới của VNDIRECT đa số trong độ tuổi từ 23 – 30 nên kinh nghiệm trong việc tiếp xúc với khách hàng chưa thực sự sao, kiến thức về chứng khoán và TTCK chưa đồng đều nên vai trò môi giới tư vấn của nhân viên chưa thể hiện được rõ nét. Đồng thời, Công ty chưa có chế độ khen thưởng, đãi ngộ đúng mức cho nhân viên môi giới.
- Thông tin về khách hàng cung cấp khi mở tài khoản còn thiếu dẫn đến thiếu cơ sở trong việc tư vấn, đánh giá khách hàng. Mặt khác hoạt động nghiên cứu, phân tích dự báo thị trường làm cơ sở cho hoạt động môi giới cũng chưa đạt hiệu quả cao; một số sản phẩm dịch vụ đưa ra chưa linh hoạt theo sự biến động của TTCK
- Các quy trình về giám sát hoạt động môi giới chưa thống nhất và chưa chặt chẽ
- Việc áp dụng những phần mềm kỹ thuật mới vào hoạt động môi giới vẫn chưa hoàn chỉnh, đôi khi vẫn xảy ra một số trục trặc do lỗi phần mềm. Điều này gây ảnh hưởng đến giao dịch của khách hàng khiến khách hàng mất đi sự tin tưởng, tín nhiệm đối với hoạt động của Công ty.
- Khâu tiếp thị quảng cáo xây dựng hình ảnh của VNDIRECT chưa được coi trọng đúng mức
Bên cạnh những nguyên nhân mang tính chủ quan kể trên, cần kể đến những nguyên nhân khách quan do môi trường vĩ mô mang lại mà VNDIRECT gặp phải như:
- TTCK Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động được hơn 10 năm, quy mô thị trường đến thời điểm này khá lớn mạnh: tháng 8/2011 số lượng công ty niêm yết đã tăng khá nhanh: 287 công ty trên sàn HOSE và 388 công ty trên sàn HNX. Với xu thế tăng đột biến của thị trường đã kéo theo không ít nhà đầu tư tham gia thị trường, nhưng cũng không ít các nhà đầu tư còn e ngại khi tham gia thị trường vì tính rủi ro quá lớn của nó.
- Việt Nam vẫn chưa có “văn hóa kinh doanh”, người dân vẫn chưa có ý thức tham gia thị trường theo đúng nghĩa của nó. Phần lớn khách hàng đầu tư theo thông tin, theo tâm lý “bầy đàn” bởi vậy bất kỳ một sự điều chỉnh nào của thị trường sẽ tác động theo số đông tới những nhà đầu tư này làm tác động không nhỏ đến xu hướng thị trường. Do đó đây là một hạn chế cho sự phát triển mạng lưới khách hàng, chất lượng khách hàng, hiệu quả hoạt động của các CTCK nói chung và của VNDIRECT nói riêng.
- Mặc dù TTCK Việt Nam đã có khung pháp lý điều chỉnh cao nhất là Luật chứng khoán nhưng đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn hay nghị định quy định cụ thể về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên môi giới. Môi giới là hoạt động mà bản chất đã cho thấy có thể có nhiều xung đột nhất về lợi ích với khách hàng, là nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng, nguyên tắc đạo đức thì càng cần có sự điều chỉnh chặt chẽ của luật, của cơ quan quản lý nhà nước, quản lý TTCK
CTCK trước đó như BVSC, SSI, TLS, ACBS,…là những nhân tố cạnh tranh khá lớn đối với VNDIRECT về thị phần khách hàng, về nguồn vốn kinh doanh, về công nghệ, về dịch vụ, về mức phí giao dịch…
Như vậy chuơng 2 đã giới thiệu về CTCP Chứng khoán VNDIRECT và thực trạng hoạt động môi giới của Công ty. Qua đó tác giả thấy được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động môi giới của VNDIRECT . Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp, kiến nghị đối với Công ty nhằm thúc đẩy nghiệp vụ môi giới chứng khoán của Công ty hoạt động hiệu quả và phát triển.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
VNDIRECT
3.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Đề án phát triển TTCK Việt Nam trong năm 2011-2020 đã được Ủy ban Chứng khoán xây dựng và trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm định hướng phát triển TTCK theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn.
Theo ông Nguyễn Thành Long, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý quỹ - Ủy ban Chứng khoán: sau những thành tựu nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, việc nhận diện hạn chế và xây dựng một chiến lược phát triển thị trường chứng khoán cho giai đoạn tới là điều cần thiết, khi thị trường chứng khoán có vẻ như đã đạt tới những ngưỡng cuối cùng theo định hướng phát triển trước đây. Ông phát biểu: “Sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của TTCK, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2011 đã giúp thị trường chứng khoán thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của TTCK trong thập kỷ sắp tới nếu tìm được đúng điểm nhấn. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, mặt khác, phải xác định các điểm đột phá
nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế”.
Điểm đột phá của chiến lược phát triển TTCK trong giai đoạn 2011-2020 chính là sự phát triển về chất của TTCK. Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho TTCK, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức TTCK, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức, vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của TTCK Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư…
Để đạt được những mục tiêu trên, các giải pháp được tính đến là:
- Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý: Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn. Đồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số.
- Tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của TTCK. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư
dài hạn.
- Nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi
ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa.
(Theo Hoàng Xuân (17/03/2012), Sơ bộ chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 2011 – 2022, http://vneconomy.vn)
3.2. Định hướng phát triển của VNDIRECT trong giai đoạn 2011 - 2015
Định hướng phát triển của VNDIRECT trong giai đoạn 2011 - 2015 như sau: