Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là không đổi dù công ty sản xuất nhiều sản phẩm với số lượng, quy cách, mẫu mã khác nhau. Do vậy, để đơn giản và chi tiết em xin chọn 2 mẫu sản phẩm bàn, ghế được sản xuất vào tháng 02/2012 làm cơ sở dữ liệu để nghiên cứu quá trình tổ chức hạch toán và tính giá thành
sản phẩm. Đó là sản phẩm: bàn ABALON (1400 * 800 * 760) Dark Brown và ghế ABALON (430 * 560 * 990) Dark Brown.
4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Các loại nguyên vật liệu sử dụng tại công ty
Công ty sản xuất nhiều loại bàn, ghế gỗ khác nhau nên nguyên vật liệu để sản xuất ra những sản phẩm đó cũng rất đa dạng. Tại công ty nguyên vật liệu được sử dụng chia làm những loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: chủ yếu là phôi cao su, ván ép nệm, ván ép MDF, gỗ thông…
- Nguyên vật liệu phụ: kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền và vẻ đẹp thẩm mỹ của sản phẩm bao gồm: keo, sơn, bã lót, giấy nhám, tinh màu, vít, bulon, thùng carton…
- Nhiên liệu bao gồm: dầu DO, nhớt, xăng AC…để phục vụ cho việc chạy máy móc, thiết bị.
- Công cụ, dụng cụ: dao bào, lưỡi cưa, dao finger, máy bắn đinh chỉ…
Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho
- Để giúp cho việc tính toán kịp thời, chính xác kế toán sử dụng phương pháp nhập trước - xuất trước để tính giá xuất kho nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này, nguyên vật liệu nào nhập kho trước thì khi xuất ra dùng sẽ được xuất ra trước nghĩa là: giá xuất dùng nguyên vật liệu được tính theo giá nhập kho lần trước và lần lượt xuất theo giá nhập kho các lô hàng kế tiếp.
- Hàng tháng, dựa vào hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán sẽ tổng hợp lại để lập Bảng kê nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu.
Ví dụ:
Nguyên vật liệu chính ván ép nệm có số lượng tồn đầu kỳ tháng 02/2012 là: 6,5000 m3 với trị giá 18.200.000 đ (đơn giá: 2.800.000đ/m3)
Trong tháng 02/2012, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Ngày 06/02/2012, căn cứ vào phiếu nhập kho số 12/02, công ty nhập 2,6325 m3 ván ép nệm, trị giá 7.897.500đ (đơn giá: 3.000.000đ/m3), của Công Ty Phú Hải số hóa đơn PH/12:00065.
- Ngày 15/02/2012, căn cứ vào phiếu xuất kho số 19/02, công ty xuất 6,5000 m3 ván ép nệm.
Đơn giá xuất kho ván ép nệm ngày 15/02/2012 là: 2.800.000 đ/m3
Chứng từ sổ sách và luân chuyển chứng từ sử dụng
Chứng từ sổ sách
Các chứng từ dùng làm căn cứ để hạch toán chi phí nguyên vật liệu dùng trong sản xuất sản phẩm gồm:
- Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn GTGT - Bảng kê nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu
- Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Sổ nhật ký - sổ cái
- Biên bản kiểm kê hàng tồn kho. - Sổ chi tiết tài khoản 621
Luân chuyển chứng từ
Sau khi nhận đơn đặt hàng từ khách hàng, phòng kỹ thuật lập Bảng định mức nguyên vật liệu theo mẫu mã của từng loại sản phẩm. Phòng kế toán cân đối lại vật tư và ra lệnh sản xuất cho phân xưởng sản xuất. Công nhân sẽ tiến hành sản xuất theo mẫu mã phòng kỹ thuật đưa xuống.
Dựa vào bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phòng kỹ thuật sẽ lập phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu rồi đưa cho giám đốc ký duyệt. Khi nguyên vật liệu mua về, thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng nguyên vật liệu, nếu đạt yêu cầu kế toán đối chiếu với hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp lập phiếu nhập kho. Sau khi người giao hàng và người lập phiếu ký tên, chuyển phiếu nhập kho cho thủ kho và kế toán trưởng ký tên, để nhập hàng vào kho, ghi sổ và ký nhận. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên: liên 1 lưu tại phòng kế toán, liên 2 thủ kho giữ.
Các bộ phận của phân xưởng sản xuất gửi phiếu yêu cầu xuất kho vật tư gửi cho ban quản lý phân xưởng. Ở kho khi được phòng kế hoạch duyệt lúc này mới lập phiếu xuất kho vật tư. Thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư để xuất cho các bộ phận sản xuất. Sau đó, người lập phiếu, thủ kho và người nhận vật tư cùng ký tên vào phiếu xuất kho. Chuyển phiếu xuất kho cho kế toán trưởng ký tên sau đó trình lên giám đốc duyệt. Phiếu xuất kho lập thành 3 liên. Liên 1: lưu tại bộ phận kho, liên 2: giao cho phân xưởng sản xuất, liên 3: chuyển lên cho phòng kế toán.
Phòng kế toán sau khi nhận được phiếu yêu cầu xuất kho, phiếu xuất kho vật tư sẽ tiến hành kiểm tra, nhập liệu và lưu chứng từ theo thứ tự số phiếu.
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, phiếu nhập kho nguyên vật liệu để ghi chép vào sổ tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu trực tiếp để theo dõi và đối chiếu với thủ kho. Sau đó, căn cứ vào sổ tổng hợp nhập - xuất - tồn tiến hành phân bổ nguyên vật liệu.
Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho quá trình sản xuất, kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển TK 621 sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ngày 01/02/2012
- Xuất kho hóa chất bao gồm: 1.000 kg dung môi AC, (đơn giá: 28.000 đồng/kg);1.500 kg lót AC, (đơn giá: 47.000 đồng/kg); 500 kg Bóng AC, (đơn giá: 42.000 đồng/kg); 450 kg Cứng AC (Xuất kèm), 1.500 kg dung môi công nghiệp, (đơn giá: 18.000 đồng/kg) cho tổ sơn theo phiếu xuất kho số 01/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 146.500.000 đ Có TK 1522: 146.500.000 đ
- Xuất kho 54,4350 m3 phôi cao su cho tổ bào ghép, đơn giá: 6.350.388 đồng/m3 để sản xuất bàn, ghế (kèm theo phiếu xuất kho số 04/02), kế toán ghi:
Nợ TK 621: 345.683.360 đ Có TK 1521: 345.683.360 đ Ngày 04/02/2012
- Xuất kho hóa chất bao gồm: 3.250 kg dung môi AC, 2.000 kg lót AC, 500 kg Bóng AC, 500 kg Cứng AC (Xuất kèm), 2.500 kg dung môi hỗn hợp theo phiếu xuất kho số 06/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 251.000.000 đ
Có TK 1522: 251.000.000 đ
- Xuất kho hóa chất chi tiết là 900 kg xúc tác, (đơn giá: 33.000 đồng/kg) theo phiếu xuất kho số 07/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 24.500.000 đ
Có TK 1522: 24.500.000 đ Ngày 05/02/2012
- Xuất thùng Carton chi tiết 1.206,65 m2 thùng Carton 3 lớp, đơn giá: 6.000 đồng/m2 và 900 cuộn băng keo 5 cm, đơn giá: 3.800 đồng/cuộn cho tổ bao bì dùng để SX, theo phiếu xuất kho số 08/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 10.659.900 đ
Có TK 1522: 10.659.900 đ
- Xuất phụ liệu dùng để SX chi tiết 21.900 tờ giấy nhám, (cụ thể 6.000 tờ giấy nhám, đơn giá: 1.817 đồng/tờ; 21.894 tờ giấy nhám, đơn giá: 1.739 đồng/tờ) cho tổ chà láng, theo phiếu xuất kho số 09/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 41.650.000 đ Có TK 1522: 41.650.000 đ
Ngày 10/02/2012
- Xuất 53,2297 m3 phôi cao su, (đơn giá: 5.748.228 đồng/m3) dùng để SX cho tổ Toupie, theo phiếu xuất kho số 11/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 305.976.450 đ Có TK 1521: 305.976.450 đ Ngày 13/02/2012
- Xuất phụ liệu dùng để SX cho tổ bã chi tiết 150 kg bột bã, (đơn giá: 33.000 đồng/kg) theo phiếu xuất kho số 12/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 4.950.000 đ
Có TK 1522: 4.950.000 đ
- Xuất kho phụ liệu bao gồm: 20kg tinh màu đen, (đơn giá: 70.000 đồng/kg) cho tổ sơn theo phiếu xuất kho số 15/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 2.900.000 đ Có TK 1522: 2.900.000 đ Ngày 15/02/2012
- Xuất kho phụ liệu bao gồm: 350.000 con vis 4 * 25, (đơn giá: 48 đồng/con), 5.000 con vis 4 *50, (đơn giá: 70 đồng/con) cho tổ định hình theo phiếu xuất kho số 18/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 17.150.000 đ Có TK 1522: 17.150.000 đ
- Xuất kho 6,500 m3 ván ép nệm, (đơn giá: 2.800.000 đồng/m3) cho tổ định hình theo phiếu xuất kho số 19/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 18.200.000 đ
Có TK 1521: 18.200.000 đ Ngày 20/02/2012
- Xuất kho phụ liệu bao gồm: 50.000 con sò 8 * 17, (đơn giá: 340 đồng/con), 48.370 con bulon 8 * 60, (đơn giá: 643 đồng/con) theo phiếu xuất kho số 21/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 48.101.910 đ
Ngày 22/02/2012
- Xuất kho phụ liệu để SX cho tổ định hình bao gồm: 6.300 lọ keo 502, (đơn giá: 2.000 đồng/lọ) và 1.000 kg keo ghép gỗ 311, (đơn giá: 24.500 đồng/kg) theo phiếu xuất kho số 23/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 37.100.000 đ
Có TK 1522: 37.100.000 đ Ngày 27/02/2012
- Xuất kho 980 bộ đế đinh, (đơn giá: 17.500 đồng/bộ) và 30.000 cái mốp góc, (đơn giá: 540 đồng/cái) phục vụ cho tổ tiện căn cứ vào phiếu xuất kho số 25/02, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 33.350.000 đ
Có TK 1522: 33.350.000 đ Ngày 29/02/2012
Dựa trên số liệu của các bộ phận có liên quan gửi về, kế toán tổng hợp CPNVLTT phát sinh trong tháng và tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 621: 1.292.921.620 đ Có TK 1521: 636.061.810 đ Có TK 1522: 651.659.810 đ
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 3.15: Sơ Đồ Hạch Toán TK 621
(Nguồn: Số liệu phòng kế toán công ty TNHH Huỳnh Lê)
TK 1521 TK 621 TK 154
636.061.810
651.659.810
1.292.921.620 TK 1522
4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Hình thức trả lương và cách tính lương.
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng được áp dụng theo hình thức: Trả lương theo thời gian chi tiết là trả lương theo ngày. Tiền lương phải trả của công nhân viên được tiến hành vào ngày 10 tây hàng tháng và được trả bằng tiền mặt.
Công thức tính:
Mức lương tháng = Lương cơ bản + Phụ cấp
Trong đó:
- Lương cơ bản = Đơn giá ngày công * Số ngày làm việc
- Phụ cấp bao gồm: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chuyên cần và phụ cấp khác như: phụ trách tiền xăng, tiền xe đi lại, hay phụ cấp trong môi trường độc hại.
Mức lương ngày = Mức lương tháng /26 Mức lương giờ = Mức lương ngày /8
Trong năm, thời gian nghỉ phép của công nhân viên là 12 ngày phép và 8 ngày nghỉ lễ theo quy định.
Ngoài ra, nếu công nhân viên làm tăng ca thì tiền lương được tính như sau:
Tiền lương làm thêm = Mức lương giờ *150% * Số giờ làm thêm hoặc 200%
hoặc 300%
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường
Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào những ngày nghỉ lễ.
Nếu làm việc vào ban đêm: Tiền lương làm việc
Ví dụ:
Trong tháng 02/2012, Nguyễn Thị Thu Hiển làm việc ở tổ bào ghép với 26 ngày công (đơn giá một ngày công là: 85.000 đồng/ngày). Mỗi ngày chị tăng ca 1 tiếng. Ngoài ra, do chị Hiển đi làm đầy đủ số ngày trong tháng nên được hưởng phụ cấp chuyên cần: 100.000 đồng, phụ cấp khác: 200.000 đồng
Tiền lương của chị Hiển nhận được trong tháng 02/2012 bao gồm: Lương cơ bản = 26 * 85.000 = 2.210.000 đồng
Lương giờ = 85.000/ 8 = 10.625 đồng
Lương tăng ca = 10.625 * 1,5 * 26 = 414.375 đồng Phụ cấp: 300.000 đồng
Tổng cộng tiền lương của chị Hiển trong tháng 02/2012 là:
2.210.000 + 414.375 + 100.000 + 200.000 = 2.924.375 đồng
Các khoản trích theo lương: Ngoài tiền lương phải trả công nhân viên,
người lao động còn phải trả các khoản trích theo lương gồm các khoản như:
BHXH : Là khoản mà công ty phải trả cho người lao động trong trường hợp họ bị mất
thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, nghỉ hưu hoặc chết. - Trường hợp đau ốm, tỷ lệ BHXH trả thay lương là 75%
- Trường hợp nghỉ do thai sản, tỷ lệ được hưởng là 100%
Hàng tháng, công ty sẽ trích 22% trên tổng quỹ lương để lập BHXH. Trong đó, 17% công ty chịu tính vào chi phí, 7% do người lao động đóng và được trừ thẳng vào tiền lương người lao động trước khi phát lương.
BHYT: Hàng tháng, công ty sẽ trích 4,5% trên tổng quỹ lương để lập BHYT; trong
đó, 3% công ty chịu tính vào chi phí, 1,5% do người lao động chịu tính vào lương.
KPCĐ : Toàn bộ khoản trích từ KPCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất công ty
phải chịu theo tỷ lệ 2%.
BHTN : Được hình thành từ đóng góp của người lao động theo tỷ lệ 1% và người sử
dụng lao động theo tỷ lệ 1% nhằm hỗ trợ cho người lao động khi bị nghỉ việc ngoài ý muốn.
Ví dụ:
BHXH: 2.210.000 * 0,07 = 154.700 đ BHYT: 2.210.000 * 0,015 = 33.150 đ BHTN: 2.210.000 * 0,01 = 22.100 đ
Vậy lương thực lãnh tháng 07/2011 mà chị Hiển sẽ nhận được là: 2.924.375 - (154.700 + 33.150+ 22.100) = 2.714.425 đồng
Chứng từ, sổ sách và luân chuyển chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng
Các chứng từ sổ sách mà công ty đang sử dụng để hạch toán CPNCTT gồm: - Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động - Bảng tính chi phí nhân công trực tiếp
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Phiếu xác định sản phẩm hoặc công việc hoàn thành - Sổ chi tiết tài khoản 622
Luân chuyển chứng từ
- Hằng ngày, bảng chấm công được đưa xuống phân xưởng để tổ trưởng chấm công cho công nhân. Bảng chấm công được lập thành hai bảng có chữ ký của trưởng bộ phận, sau khi chấm công xong một bảng gửi về phòng kế toán bảng còn lạị được lưu lại tại bộ phận ở phân xưởng.
- Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công kế toán tập hợp ngày công lao động thực tế, căn cứ vào quy định của công ty để tính lương bao gồm: lương căn bản theo hợp đồng, lương tăng ca, phụ cấp, lập Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho từng bộ phận sản xuất. Bảng lương này phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, Giám đốc. Một bảng sẽ được lưu tại phòng kế toán, một bảng kế toán chuyển cho thủ quỹ để lập phiếu chi, số tiền phải chi là tổng cộng các khoản phải trả cho công nhân viên. Sau đó, thủ quỹ trả lương cho từng bộ phận, tổ trưởng ký nhận và phát lương cho từng công nhân. Từng người ký nhận vào bảng thanh toán tiền lương và tổ trưởng nộp lại bảng thanh toán lương về phòng kế toán.
- Dựa vào bảng lương tháng kế toán ghi nhận lương bộ phận trực tiếp sản xuất để hạch toán vào CPCNTT và phân bổ cho từng loại sản phẩm.
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp CPCNTT.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ngày 29/02/2012
- Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương của tổ bào ghép, kế toán ghi: Nợ TK 622: 80.965.116 đ
Có TK 334: 80.965.116 đ
- Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương của tổ Toupie, kế toán ghi: Nợ TK 622: 48.010.554 đ
Có TK 334: 48.010.554 đ
- Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương của tổ định hình, kế toán ghi: Nợ TK 622: 61.358.688 đ
Có TK 334: 61.358.688 đ
- Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương của tổ lắp ráp, kế toán ghi: Nợ TK 622: 95.815.783 đ
Có TK 334: 95.815.783 đ - Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương của tổ chà láng, kế toán ghi: