Đối tượng tập chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất nhằm phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tùy
theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: - Từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất
- Từng giai đoạn, quy trình công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ - Từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm
- Từng đơn đặt hàng - Từng giai đoạn sản xuất.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành: là khối lượng sản phẩm dịch vụ lao vụ đã hoàn thành nhất định mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như quy trình công nghệ sản xuất ở từng doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng công việc lao vụ, dịch vụ hoàn thành, thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng, bán thành phẩm ở
từng giai đoạn sản xuất, sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh.
Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất, nhu cầu thông tin mà kỳ tính giá thành có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, cũng có thể là thời kỳ kết thúc chu kỳ sản xuất hay các loại sản phẩm đã hoàn thành hoặc theo đơn đặt hàng. Việc xác định đúng kỳ tính giá thành sẽ giúp thu thập thông tin, lập báo cáo, ra quyết định và đánh giá hoạt động chính xác.
Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm (sản xuất giản đơn, sản xuất theo đơn đặt hàng).
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm (sản xuất theo quy trình công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm).
- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm (quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn).
3.2.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm3.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Các loại nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hàng hóa.
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, làm tăng thêm chất lượng hoặc giá trị của sản phẩm
- Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như: xăng, dầu; ở thể rắn như: các loại than bùn, than đá và ở thể khí như: gas…
- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tải…Ví dụ: các loại ốc, đinh, vít để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị…
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản như: gạch, đá, xi măng, sắt, thép, bột trét tường, sơn...
- Phế liệu: Là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá nguyên vật liệu sử dụng
- Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán nguyên vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho.
- Để theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu trên các loại sổ kế toán khác nhau và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nguyên vật liệu doanh nghiệp cần phải thực hiện việc tính giá nguyên vật liệu. Doanh nghiệp có thể tính giá theo giá thực tế hoặc giá theo hạch toán.
+ Đối với nguyên vật liệu nhập kho: việc tính giá của nguyên vật liệu nhập kho phải tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc.
+ Đối với nguyên vật liệu xuất kho: việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lần
nhập xuất, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp. Có 4 phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho
• Phương pháp thực tế đích danh
* Đối tượng áp dụng: được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít chủng loại hàng hoặc mặt hàng ổn định dễ nhận diện.
* Đặc điểm: Theo phương pháp này, kế toán sẽ sử dụng giá gốc thật sự của từng đơn vị hàng tồn kho để xác định giá trị của hàng tồn kho và hàng xuất kho.
• Phương pháp bình quân gia quyền
∗ Đối tượng áp dụng: phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là tất cả hàng đang có sẵn trong kho đều bị trộn lẫn vào nhau, không phân biệt được theo các lần nhập kho khác nhau.
∗ Đặc điểm: Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của hàng tồn kho hiện có lúc đầu và giá trị các lô hàng nhập kho trong kỳ.
- Trường hợp giá trị trung bình được tính sau mỗi lần nhập gọi là “bình quân gia quyền liên hoàn”.
- Trường hợp giá trị trung bình được tính một lần vào cuối kỳ gọi là “bình quân gia quyền cố định”.
• Phương pháp nhập trước – xuất trước (LIFO)
∗ Đối tượng áp dụng: phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất thời điểm cuối kỳ.
∗ Đặc điểm: Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
• Phương pháp nhập sau – xuất trước (FIFO)
∗ Đối tượng áp dụng: phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.
∗ Đặc điểm: Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng còn tồn kho.
Chứng từ sử dụng
Để theo dõi tình hình nhập – xuất nguyên, vật liệu doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều loại chứng từ khác nhau.
- Chứng từ nhập:
+ Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn GTGT + Phiếu nhập kho
+ Biên bản kiểm nghiệm - Chứng từ xuất:
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Phiếu xuất vật tư
- Chứng từ theo dõi quản lý: + Thẻ kho
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho + Bảng phân bổ nguyên, vật liệu
Tài khoản sử dụng
Để tập hợp các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho quá trình sản xuất, kế toán sử dụng TK 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiế
Có Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất
dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
TK 621 không có số dư cuối kỳ
- Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết trả lại kho.
- Kết chuyển CPNVLTT sang TK 154 hoặc TK 631.
- Kết chuyển CPNVL trên mức bình thường vào TK 632.
TK 621 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên vật liệu (phương pháp kê khai thường xuyên) Có TK 611 - Mua hàng (phương pháp kiểm kê định kỳ)
2. Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331 …
3. Trường hợp nguyên vật liệu xuất ra cuối kỳ không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm:
- Nguyên vật liệu thừa đó được nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu (Số lượng thừa * Đơn giá) Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Nguyên vật liệu thừa đó để lại phân xưởng, ghi bút toán đỏ: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên vật liệu
4. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm phát sinh để kết chuyển:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)
Nợ TK 632 –Giá vốn hàng bán (phần CPNVLTT vượt mức bình thường) Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ đồ hạch toán [3]
TK 152 TK 621 TK 152
Xuất NVLTT sản xuất NVLTT sử dụng còn thừa nhập lại kho
TK 331, 111, 112 TK 154(631)
NVL mua về dùng ngay Kết chuyển vào tính giá thành
TK 133 TK 632
Thuế GTGT Phần CPNVLTT vượt trên được khấu trừ mức bình thường
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Các hình thức trả lương và cách tính lương
- Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hiện nay, việc tính lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình thức: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
+ Trả lương theo thời gian: Là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của DN.
+ Trả lương theo sản phẩm: Là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ đó.
Đối với doanh nghiệp, ngoài tiền lương phải trả theo quy định, còn phải tính theo tỷ lệ tiền lương các khoản như:
+ Bảo hiểm xã hội (BHXH) + Bảo hiểm y tế (BHYT)
+ Kinh phí công đoàn (KPCĐ) + Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) • Quỹ bảo hiểm xã hội: là quỹ tiền tệ được hình thành chủ yếu từ đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, dùng trợ cấp cho người lao động tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, về hưu…
Tỷ lệ trích: 24% trên quỹ tiền lương thực tế trong đó doanh nghiệp chịu 17%, người lao động chịu 7%.
• Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: là quỹ tiền tệ được hình thành chủ yếu từ đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, dùng hỗ trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ khi bị nghỉ việc ngoài ý muốn, gồm: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm…
Tỷ lệ trích: Trích 2% trên quỹ tiền lương thực tế trong đó doanh nghiệp chịu 1%, người lao động chịu 1%.
• Quỹ bảo hiểm y tế: là quỹ tiền tiền tệ được hình thành từ nguồn thu phí bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHYT được sử dụng để chi trả chi phí khám, chữa bệnh và những khoản chi phí hợp pháp khác theo quy định của người tham gia bảo hiểm y tế.
Tỷ lệ trích: Trích 4,5% trên quỹ tiền lương thực tế trong đó doanh nghiệp chịu 3%, người lao động chịu 1,5%.
• Quỹ kinh phí công đoàn: Là quỹ tiền tệ được hình thành dùng để tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Đây là khoản tiền để duy trì hoạt động của các tổ chức công đoàn đơn vị và công đoàn cấp trên.
Bảng 3.1: Bảng tỷ lệ các khoản trích theo lương Các khoản
Theo lương
Trích theo lương đưa vào chi phí
Trừ lương nhân viên Cộng BHXH 17% 7% 24% BHYT 3% 1,5% 4,5% KPCĐ 2% - 2% BHTN 1% 1% 2% Cộng 23% 9,5% 32,5% Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công
- Bảng chấm công làm thêm giờ
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành - Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ - Bảng thanh toán tiền thưởng
- Bảng kê các khoản trích nộp theo lương - Bảng thanh lý nghiệm thu
- Hợp đồng giao khoán
Tài khoản sử dụng :
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để hạch toán. TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Nợ TK 622 Có
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm
Kết chuyển CPNCTT vào bên nợ TK 154 (hoặc TK 631).
Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình thường vào TK 632.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan, lập bảng phân bổ tiền lương vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan, kế toán ghi
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực Có TK 334 – Phải trả người lao động
2.Hàng kỳ, căn cứ vào bảng lương và theo quy định hiện hành, trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
(Chi tiết TK 3382 – KPCĐ, TK 3383 – BHXH, TK 3384 – BHYT, 3389 – BHTN) 3. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả
4. Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng sử dụng lao động ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD DD (PP KKTX theo mức bình thường) Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (PP KKĐK theo mức bình thường) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Số vượt trên mức bình thường) Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ hạch toán
TK 334 TK 622 TK 154 (631) Tiền lương phải trả cho công nhân Kết chuyển cuối kỳ
trực tiếp sản xuất
TK335
Trích lương nghỉ phép của Chi phí nhân công công nhân sản xuất vượt trên mức thường
TK338 Các khoản trích theo lương
Sơ đồ 3.2: Sơ Đồ Tập Hợp Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp 3.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Nội dung chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất tại phân xưởng. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài..), chi phí khác bằng tiền (chi tiếp khách, hội họp…)
Tài khoản 627 được quy định nhiều tài khoản cấp II để theo dõi chi tiết nội