Phương pháp chỉ số thanh khoản

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI côngNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH ViênN 189 THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP (Trang 43)

Techcombank sử dụng phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản trong việc đo lường rủi ro thanh khoản.

• Chỉ số cho vay / huy động khách hàng

Bảng 2.3. Chỉ số cho vay / huy động khách hàng của TCB 2010 – 201

Đơn vị: nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Cho vay 52.93 63.45 68.27 Tiền gửi 80.55 88.65 111.70 Chỉ sổ cho vay / huy động khách hàng 66% 72% 61.1%

Chỉ số cho vay / huy động vốn khách hàng, năm 2010 là 66% cũng khá hợp lý so với chỉ số an toàn vốn lý tưởng là 70%. Nhưng tỷ lệ này của Techcombank trong năm 2011 tăng mạnh lên 72%, nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của khoản mục cho vay lớn hơn huy động. Chỉ số này cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Đến năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống 61.1%, khả năng thanh khoản được đảm bảo. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá thấp dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả, chưa sử dụng tối đa được nguồn vốn huy động.

• Chỉ số vay / huy động trên thị trường 2

Bảng 2.4. Chỉ số cho vay / huy động trên thị trường 2 giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Chỉ số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Cho vay trên thị trường 2 49.68 47.66 38.5 Huy động trên thị trường 2 35.85 51.45 40 Cho vay/ huy động trên thị

trường 2

139% 93% 96%

Nguồn báo cáo thanh khoản các năm 2010 – 2012

Năm 2010 tỷ lệ cho vay / huy động trên thị trường liên ngân hàng là 139%, cho thấy Techcombank không bị phụ thuộc nguồn vốn huy động trên thị trường 2, là đơn vị cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Từ đó cũng khẳng định vị trí của Techcombank trong ngành ngân hàng Việt Nam, thông qua việc cung cấp vốn cho thị trường, thúc đẩy sự hoạt động của thị trường. Tuy nhiên sang năm 2011, 2012, tỷ lệ này giảm còn 93% và 96% cho thấy TCB đã chuyển từ vị thế từ người cho vay sang người đi vay trên thị trường 2. Điều này cho thấy trong 2 năm này, TCB đang găp vấn đề về thanh khoản, đang bị động về vốn, và mất khả năng cung cấp nguồn vốn lớn trên thị trường.

• Xét về thời hạn và cơ cấu tài sản:

Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Năm 2010 96.17% 3.83% 56.82% 43.18%

Năm 2011 97.79% 2.21% 56.08% 43.92% Năm 2012 97.68% 2.32% 53.39% 46.61% Nguồn báo cáo tài chính năm 2010 – 2012

Xét về thời hạn và cơ cấu tài sản, thì Techcombank có cơ cấu tài sản không cân xứng, dễ bị tổn thương nếu thị trường có sự biến động lớn. Theo bảng số liệu cho thấy, TCB có nguồn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn huy động và có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2010 là 3.83%, năm 2011 là 2.21% và 2.32% năm 2012. Trong đó tỷ trọng cho vay trung dài hạn của Techcombank lại cao và tăng đều đặn qua các năm: 43.18% (2010), 43.92% ( 2011), 46.61% (2012). Qua đó ta thấy, phần lớn số tiền cho vay trung và dài hạn của TCB được lấy từ nguồn vốn huy động ngắn hạn, TCB sẽ gặp phải rủi ro thanh khoản rất lớn nếu như các khoản huy động ngắn hạn đến thời điểm thanh toán mà TCB không tìm được nguồn huy động mới để chi trả cho nguồn huy động cũ này. Tuy nhiên, TCB chủ yếu huy động trên thị trường 1, đây là nguồn tiền mang tính ổn định cao hơn huy động trên thị trường 2, nên đây là yếu tố giảm thiểu rủi roc ho Techcombank.

• Chỉ tiêu tài sản lỏng / tổng tài sản

Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản lỏng của Techcombank giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tiền và tương đương tiền 40,793 34,299 22,622 Tiền gửi liên ngân hàng 49,014 47,656 36,876 Chứng khoán Chính phủ 7,574 13,373 7,609 Tổng tài sản 150,291 180,531 179,934

Tài sản lỏng / tổng tài sản 64.79% 52.8% 37.3%

Nguồn báo cáo tài chính của TCB các năm 2010 – 2012

Tài sản lỏng của Techcombank gồm có tiền và tương đương tiền, tiền gửi liên ngân hàng, chứng khoán Chính phủ. Các khoản mục này có xu hướng giảm, tiềm ẩn RRTK.

Chỉ tiêu tài sản lỏng / tổng tài sản có xu hướng giảm qua các năm, một phần là do tốc độ tăng nhanh của tổng tài sản, mặt khác là do giá trị của các tài sản lỏng giảm dần. Điều này báo hiệu một khả năng thanh khoản không tốt. Nhất là trong tình hình kinh tế hiện nay, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào. Nhất là năm 2012, tỷ lệ tài sản lỏng / tổng tài sản chỉ còn 37.3%, rất tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. • Vốn điều lệ

Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng vốn điều lệ tại Techcombank 2010 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Báo cáo tài chính của TCB năm 2010 - 2012

Vốn điều lệ của Techcombank tăng qua các năm. Năm 2010 là 6,933 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 8,788 tỷ đồng, năm 2012 kinh tế khó khăn nhưng con số này vẫn được bổ sung lên 8,848 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Techcombank hiện tại khá cao so với các NHTMCP Việt Nam hiện nay, và cao hơn nhiều so với yêu cầu về vốn điều

lệ của NHNN ( 3,000 tỷ đồng). Việc liên tục tăng vốn điều lệ giúp Techcombank nâng cao uy tín, hình ảnh, đồng thời gia công tấm đệm chống đỡ rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI côngNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH ViênN 189 THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w