Hoạt động tíndụng

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI côngNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH ViênN 189 THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP (Trang 37)

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn, với tiềm lực mạnh mẽ cùng với sự an toàn cao trong hoạt động, Techcombank là một trong số ít các ngân hàng Việt Nam đã và đang được nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới chọn làm đối tác tại Việt Nam thông qua việc cung cấp những khoản tín dụng lớn nhằm tăng cường nguồn vốn cho Techcombank để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong hoạt động và phát triển bền vững.

Bảng 2.2. Các khoản cho vay của Techcombank giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Đối tượng cho vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Cá nhân 18.57 22.66 27.89

Tổ chức kinh tế 34.36 40.79 40.38

Tổng 52.93 63.45 68.27

Nguồn báo cáo tài chính của TCB năm 2010 - 2012

Qua bảng số liệu cho thấy tổng dư nợ của Techcombank tăng trưởng đều đặn trong các năm gần đây, chiếm thị phần đáng kể trong ngành ngân hàng Việt Nam. Hơn nữa, cơ cấu tỷ trọng cho vay của Techcombank đang ngày càng cân đối giữa cho vay cá nhân và các tổ chức kinh tế: năm 2011 tăng 20% so với năm 2010, năm 2012 tăng 7.6% so vơi năm 2011. Năm 2010 và 2011 tỷ trọng cho vay đối với cá tổ chức kinh tế của Techcombank chiếm 60% tổng dư nợ. Đến năm 2012, tỷ trọng này còn 59%, do năm này cho vay tiêu dùng cá nhân tăng 23% so với năm 2011, và cho vay doanh nghiệp giảm 1%. Điều này phù hợp với tình hình kinh tế năm 2012 – số lượng

doanh nghiệp phá sản nhiều. Và tỷ trọng trên cũng phù hợp với mục tiêu của Techcombank đề ra đó là trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Biều đồ 2.1. Cơ cấu cho vay theo ngành giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn báo cáo tài chính của TCB năm 2010 - 2012

Xét về cơ cấu ngành, Techcombank chủ yếu cho vay thương mại sản xuất, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cho vay nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010 cho vay thương mại là 19,6 nghìn tỷ đồng ( chiếm 37% tổng cho vay). Năm 2011, tỷ trọng này giảm, chiếm 36% tổng cho vay. Và đến năm 2012 thì tỷ trọng giảm còn 35.4%. Tỷ trọng này giảm không phải hoạt động của Techcombank không tốt, mà là ngân hàng mở rộng các ngành nghề cho vay khác, do đó tốc độ tăng của tổng cho vay nhanh hơn tốc độ cho vay thương mại. 2.1.2.3. Kết quả đạt được

Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận sau thuế của Techcombank giai đoạn 2010 – 2011

Nguồn báo cáo tài chính của TCB năm 2010 - 2012

Lợi nhuận sau thuế của TCB tăng trong năm 2012 và 2011. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 2,073 tỷ đồng, năm 2011 đạt 2,670 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2012 thì con số này giảm xuống còn 967 tỷ đồng. Sở dĩ như vậy do tình hình chung của nền kinh tế. Năm 2012 có tới 55,000 doanh nghiệp bị phá sản, nền kinh tế trì trệ, vòng quay vốn giảm, làm giảm khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng nói chung, của Techcombank nói riêng. Lợi nhuận của cả hệ thống ngân hàng giảm 50% so với 2011. Tình hính kinh tế vô cùng khó khăn, thậm chí một số ngân hàng còn bị sáp nhập.

Những chỉ tiêu khác của Techcombank cũng tăng trưởng đều đặn và phù hợp với tình hình kinh tế. TCB luôn nằm trong tốp các NHTMCP có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam: Năm 2010 là 150.3 nghìn tỷ đồng, năm 2011 là 180.5 nghìn tỷ đồng và 179.9 nghìn tỷ đồng của năm 2012. Kinh tế 2012 với rất nhiều khó khăn tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong năm này, Techcombank đã phải tăng trích lập dự phòng lên đột biến 1,450 tỷ đồng ( bằng 324.25% năm 2011), do vậy lợi nhuận giữ lại để phân phối giảm làm giảm tổng tài sản.

Tuy hoạt động của ngân hàng có chút xấu đi, nhưng so với mặt bằng chung của toàn hệ thống ngân hàng, Techcombank đang có tấm đệm khá tốt so với các NHTM Việt Nam hiện nay với vốn điều lệ gần 9000 tỷ đồng, 316 phòng giao dịch và chi nhánh đang hoạt động trên toàn hệ thống và được phân bổ hoạt động tại44 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Hệ thống bán hàng và kênh phân phối tại từng vùng, khu vực tới các chi nhánh, phòng giao dịch, địa điểm kinh doanh tiếp tục được củng cố, hoàn thiện nhằm tăng

cường hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phát huy thế mạnh đặc thù trong hoạt động kinh doanh tại từng Vùng, khu vực trên nền tảng các chính sách chung của ngân hàng.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI côngNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH ViênN 189 THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP (Trang 37)