Mục tiêu phát triển của Techcombank trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI côngNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH ViênN 189 THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP (Trang 60)

Trong những năm gần đây, mặc dù môi trường tài chính không ổn định và gặp phải khó khăn tất yếu trong giai đoạn chuyển đổi nhưng TCB đã kinh doanh hiệu quả và đạt được hầu hết các mục tiêu kinh doanh của mình.

Mục tiêu của Techcombank đến năm 2015 là trở thành một trong ba ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm ngân hàng cho khách hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Techcombank hiện nay đang cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 13 vùng đô thị chính của Việt Nam.

Chiến lược của Techcombank là trở thành: “ Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam” vào năm 2020 bằng cách chú trọng vào 3 nền tảng chính: dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tập trung vào khách hàng SME; dịch vụ tài chính cá nhân; dịch vụ thanh toán. Để đạt được mục tiêu trên, TCB đã có một lộ trình thực hiện rõ ràng và cụ thể.

Đối với hoạt động đầu tư: giai đoạn tới, Techcombank sẽ tiếp tục đầu tư cho hệ thống hạ tầng, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý kinh doanh với các dự án nâng cấp hệ thống T24, T-RISK, Data Ware, đầu tư mua đất đai xây dựng trụ sở, chi nhánh, mua sắm POS, ATM…

Phát triển cơ sở khách hàng và sản phẩm: đẩy mạnh phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo đột phá và cách biệt trong việc triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ, trong tâm khai thác phân khúc khách hàng có thu nhập khá trong xã hội. Phát triển có trọng điểm cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, hướng tới mục tiêu cung ứng bộ sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu khách hàng.

Hoàn thiện công nghệ hiện đại hóa ngân hàng: ưu tiên xây dựng hệ thốn cơ sở dữ liệu Data Warehouse, Business intelligence, Cash management, Risk rating,…nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh các khối.

Công tác truyền thông: thực hiện cải cách cần thiết nhằm nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng nhận diện thương hiệu ngân hàng, để thúc đẩy tăng trưởng trong các khu vực. Xác định khách hàng mục tiêu, các sản phẩm chiến lược, giá trị cốt lõi từ đó định vị thương hiệu và nâng cao giá trị thương hiệu.

Công tác quản trị rủi ro: phấn đầu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1.98% tổng dư nợ, cải thiện công tác tài thẩm định, rà soát và cập nhật các chính sách quản lý rủi ro thị trường trên cả hai phương diện rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ rủi ro thanh khoản.

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị: xây dựng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ rõ ràng, minh bạch, trở thành công cụ quản lý đắc lực, giúp việc xác định hiệu quả kinh doanh các khối, các đơn vị, cá nhân chính xác. Từng bước triển khai công tác quản trị tài sản Nợ - Có, tạo ra những hỗ trợ quan trọng giúp ban lãnh đạo, hội đồng ALCO có những chiến lược quyết định đúng đắn.

Chủ trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi về cường độ và năng suất lao động ngày càng cao. Đảm bảo thu nhập thực tế cho người lao động, chú trọng thu nhập các cấp quản lý quan trọng, có thời gian gắn bó với Techcombank, làm việc hiệu quả, cống hiến cho ngân hàng.

Kiện toàn tổ chức và nhân sự của các công ty trực thuộc, góp phần quan trọng trong công tác quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng linh hoạt, hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI côngNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH ViênN 189 THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP (Trang 60)