Quản trị thanh khoản nợ

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI côngNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH ViênN 189 THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP (Trang 27)

Chiến lược vay thanh khoản hay còn gọi là mua thanh khoản hoặc quản lý thanh khoản nợ: kêu gọi ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản dự tính bằng cách vay vốn khả dụng tức thời.

Vay vốn có rất nhiều lợi thế. Ngân hàng có thể lựa chọn chỉ vay khi thực sự cần vốn, không giống như chiến lược dự trữ thanh khoản, ngân hàng phải luôn nắm giữ một số tài sản lưu hoạt tại bất cứ thời điểm nào, làm giảm thu nhập tiềm năng bởi tài sản lưu hoạt thường mang tỷ lệ thu nhập thấp. Đồng thời sử dụng phương pháp vay vốn cho phép ngân hàng duy trì quy mô và cấu trúc danh mục tài sản nếu như ngân hàng cảm thấy thỏa mãn với danh mục hiện tại. Ngược lại, bán tài sản để cung cấp thanh khoản sẽ làm giảm quy mô của ngân hàng do tổng tài sản giảm. Quản lý nợ có khả năng tự điều chỉnh theo chi phí: mức lãi suất đưa ra để vay vốn. Nếu ngân hàng đi vay cần thêm vốn, nó chỉ cần nâng lãi suất cho đến khi nhận được đủ vốn. Ngân hàng cũng có thể giảm lãi suất để hạn chế dòng vốn đổ vào. Vay thanh khoản là cách tiếp cận rủi ro trong việc giải quyết vấn đề thanh khoản của ngân hàng bởi vì lãi suất và quy mô tín dụng sẵn có trên thị trường tiền tệ có thể thay đổi nhanh chóng. Thông thường ngân hàng phải mua thanh khoản trong những thị trường khó khăn cả về giá và về tính sẵn có. Chi phí vay vốn của ngân hàng thường khó xác định chắc chắn, làm giảm tính ổn định trong thu nhập. Hơn nữa, những ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thường có nhu cầu thanh khoản lớn nhất bởi vì người gửi tiền nhận thức được sự khó khăn của ngân hàng và bắt đầu rút vốn. Cùng lúc này, các tổ chức tài chính khác cũng không muốn cho vay đối với ngân hàng có vấn đề do mức rủi ro liên quan tăng dần.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI côngNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH ViênN 189 THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP (Trang 27)