Nhóm giải pháp về thể chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái (Trang 81)

I. Phân theo thời gian vay

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH YÊN BÁ

3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế

3.2.2.1. Hoàn thiện phương pháp và quy trình phân tích tài chính dự án tư Theo nội dung quy định “hướng dẫn thẩm định cho vay doanh nghiệp” của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái, các nội dung thẩm định đã được trình bày khá rõ ràng, chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, trình tự sắp xếp các nội dung còn chưa hoàn toàn hợp lý. Để thuận tiện theo dõi và đánh giá, các nội dung thẩm định cần được sắp xếp theo nhóm, chẳng hạn như: Thẩm định về phương diện thị trường, thẩm định về phương diện kỹ thuật, thẩm định về phương diện tài chính, thẩm định về điều kiện bảo đảm tiền vay ... Một số nội dung cần được sửa đổi theo hướng hoàn thiện hơn, nhất là một số nội dung thẩm định phương diện tài chính dự án đầu tư cụ thể như sau:

+ Về nội dung thẩm định tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn: Ngân hàng cần quan tâm tới tính chính xác, hợp lý của cơ cấu tổng chi phí đầu tư và cần tham khảo thông tin từ những dự án trong lĩnh vực tương tự đã và đang đi vào hoạt động chứ không nên dựa vào hồ sơ chủ dự án trình lên hay căn cứ hoàn toàn vào kết quả phê duyệt của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, thời gian hoạt động của các dự án thường khá dài (dự án trung, dài hạn) nên Ngân hàng cần dự báo, phân tích sự biến động của các nhân tố tác động tới tổng vốn đầu tư như biến động tỷ giá, lạm phát, thay đổi công nghệ, … để có những phương án dự phòng hợp lý.

+ Về nội dung tính toán doanh thu, chi phí, luồng tiền của dự án: Ngoài việc quan tâm đến nguồn cung cấp và thị trường tiêu thụ, Ngân hàng cần quan tâm đến những yếu tố thường xuyên biến động và có ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí như: Tỷ giá (nhất là trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài như sắt thép, phân bón, nông sản …) lạm phát, biến động liên quan đến mặt hàng thay thế, bổ sung, chiến lược của doanh nghiệp cạnh tranh … tuỳ từng dự án, cán bộ thẩm định sẽ xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều đến doanh thu, chi phí để từ đó có hướng phân tích, nghiên cứu kỹ hơn. Ngoài ra, một giải pháp có thể được áp dụng là xây dựng các mô hình kinh tế lượng để dự báo khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào, khả năng tiêu thụ sản phẩm … Tuy nhiên để có sơ sở thực hiện dự báo theo các mô hình này, Ngân hàng cần làm tốt công tác thống kê và nghiên cứu thị trường (nghiên cứu quy hoạch phát triển, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản phẩm và doanh nghiệp, định vị sản phẩm trên thị trường…).

Khi tính toán các khoản mục chi phí, Ngân hàng cần tham khảo các định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá quy định của nhà nước đồng thời tìm hiểu, tham khảo các chỉ tiêu tài chính những năm trước của doanh nghiệp vay vốn cũng như của các dự án tương tự đã và đang hoạt động.

Riêng đối với những dự án lớn, có tính chất phức tạp, việc thẩm định về mặt kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả giá thiết bị) khó khăn hoặc lĩnh vực đầu tư còn mới ở Việt Nam, chưa có cơ sở thông tin tin cậy để so sánh, đánh giá, Ngân hàng có thể thuê tư vấn trong và ngoài nước nếu thấy thực sự cần thiết.

+ Về nội dung tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính: Tính khả thi và hiệu quả của dự án cần là yếu tố đầu tiên được Ngân hàng xem xét để quyết định việc tài trợ cho dự án chứ không thể là biện pháp đảm bảo tiền vay như thực tế đôi khi vẫn xảy ra do chịu do ảnh hưởng yếu tố tâm lý của cán bộ. Do vậy, việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án phải được thực hiện một cách khách quan, độc lập không phụ thuộc vào việc đánh giá biện pháp đảm bảo tiền vay.

Hiện nay, lý thuyết cũng như thực tiễn để đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư người ta thường sử dụng các chỉ tiêu: Giá trị hiện tại ròng (NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn (PP), chỉ số doanh lợi (PI). Tuy nhiên, việc áp dụng các chỉ tiêu không nên cứng nhắc, nguyên tắc mà đòi hỏi Ngân hàng phải vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với khả năng, điều kiện của mình và trong từng dự án cụ thể, có thể kết hợp thêm một số chỉ tiêu như hệ số hoàn vốn nội bộ điều chỉnh (MIRR), tỷ lệ lợi ích - chi phí (B/C) để việc phân tích được chặt chẽ và toàn diện hơn.

Dù tính toán theo chỉ tiêu nào thì cũng cần lưu ý tới giá trị thời gian của tiền, tỷ suất chiết khấu, giá trị thu hồi vốn lưu động ròng và thanh lý tài sản cố định.

Tỷ lệ chiết khấu biểu thị mức doanh lợi tối thiểu dự án cần đạt được và thể hiện giá trị thời gian của tiền hay chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Việc xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý là đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Thông thường, tỷ lệ chiết khấu được xác định theo các phương pháp sau:

- Chọn chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) làm tỷ lệ chiết khấu. Phương pháp này phản ánh chính xác nhất chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn đầu tư nhưng trong điều kiện hiện nay của Việt Nam rất khó xác định cho phí sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước. Ngân hàng có thể căn cứ vào lãi suất tiền gửi có kỳ hạn hoặc tỷ suất lợi tức hiện tại của doanh nghiệp để tính toán.

- Lấy lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước cộng thêm mức độ rủi ro tương ứng trong lĩnh vực, ngành nghề của dự án làm tỷ lệ chiết khấu. Phương pháp này được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới trong việc đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư nhưng thực tế ở Việt Nam chưa phản ánh chính xác chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn do thị trường tài chính Việt Nam chưa hoàn toàn phát triển, lãi suất trái phiếu kho bạc không phải là mức lãi suất thấp nhất trên thị trường vốn. Hơn nữa, việc xác định mức độ rủi ro của từng lĩnh vực, từng ngành nghề không đơn giản nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang trong quá trình phát triển và dần hoàn thiện ở

Việt Nam hiện nay.

- Với các dự án có tỷ lệ sử dụng vốn vay cao, Ngân hàng chọn tỷ lệ chiết khấu là lãi suất cho vay dự kiến được điều chỉnh tăng một tỷ lệ phần trăm nhất định dự phòng rủi ro. Nếu lãi suất của các nguồn vốn vay khác nhau thì có thể lấy lãi suất bình quân (gia quyền) của các lãi suất vay. Phương pháp này gần giống phương pháp tính chi phí sử dụng vốn trung bình nhưng với vốn tự có tính chung lãi suất như vốn vay. Đây là phương pháp có lẽ thích hợp nhất trong điều kiện của các Ngân hàng thương mại việt nam hiện nay khi nhìn chung các dự án được tài trợ qua kênh Ngân hàng.

Thông thường, tỷ lệ chiết khấu được cố định trong suốt thời gian hoạt động của dự án, tuy nhiên, Ngân hàng có thể sử dụng tỷ lệ chiết khấu thay đổi để phản ánh tác động của môi trường kinh tế (lạm phát, tỷ giá, độ rủi ro…) tới dự án.

Là nhà tài trợ, ngoài việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong thời gian vay vốn, Ngân hàng cần tính thêm các chỉ tiêu này trong cả đời dự án hoặc ít nhất cũng trong thời gian khấu hao phần thiết bị chính để có thể đánh giá hiệu quả tổng thể của dự án, đặc biệt khi cần so sánh, lựa chọn dự án đầu tư.

Trong phân tích tài chính hàng năm của dự án, Ngân hàng có thể sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ với một số chỉ tiêu cơ bản như: Hệ số nợ, ROE, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh…

Ngoài phân tích tỷ lệ, Ngân hàng có thể sử dụng phương pháp phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp phân tích tiền mặt..để đánh giá khả năng tài chính của dự án.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu khả năng áp dụng các mô hình tính toán tiên tiến trên thế giới như mô hình CAPM (capital assets pricing model)…

+ Về nội dung phân tích rủi ro của dự án: Do thời gian hoạt động và thời gian vay vốn thường khá dài nên các cơ sở tính toán hiệu quả tài chính có thể thay đổi trong thực tế. Việc phân tích rủi ro của dự án thực chất là đánh giá hiệu quả dự án trong trạng thái động, gắn liền với những biến động có thể có của thị trường để từ đó giúp Ngân hàng lường trước các rủi ro và có biện pháp phòng tránh thích hợp.

Hai phương pháp phổ biến thường được áp dụng để phân tích rủi ro là phân tích độ nhạy và phân tích tình huống (phân tích kịch bản).

Phân tích độ nhạy nhằm xác định giá trị và mức độ biến động của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (NPV, IRR, …) khi các yếu tố cơ bản như giá nguyên, nhiên, vật liệu chính, giá bán sản phẩm, tổng vốn đầu tư, tỷ giá, lạm phát.. thay đổi. Ngoài phân tích theo điểm đặc trưng, Ngân hàng cần kết hợp phân tích theo dãy để thấy được các điểm nhạy cảm và độ co giãn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố đầu vào biến động.

Phân tích kịch bản: Phương pháp này cho phép kết hợp nghiên cứu độ nhạy của các chỉ tiêu tổng hợp (NPV, IRR …) với phân tích xác suất độ lệch của chúng. Phương pháp này còn được gọi là phân tích mô phỏng - tuy có độ chính xác cao nhưng cần phải có cơ sở dữ liệu phong phú để xác định được xác suất xảy ra và có phương tiện kỹ thuật hiện đại để tính toán. Thực tế, phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam nhưng trong tương lai, khi trình độ kỹ thuật, công nghệ của chúng ta phát triển, việc lưu trữ và phân tích thông tin được thực hiện thường xuyên và khoa học hơn thì phương pháp này sẽ là một công cụ rất hữu hiệu cho các nhà phân tích tài chính.

3.2.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác phân tích tài chính dự án đầu tư trong hoạt động Ngân hàng

Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, vấn đề trước hết là phải định hướng và có nhận thức đúng đắn về công tác thẩm định dự án. Cần nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng về vai trò của công tác thẩm định trong hoạt động Ngân hàng. Từ đó, định hướng rõ ràng về hoạt động thẩm định trong chiến lược hoạt động chung của Ngân hàng có gắn kết với các nghiệp vụ khác nhằm phát huy vai trò của công tác thẩm định, phù hợp với định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng trong từng thời kỳ.

Công tác thẩm định dự án phải được quán triệt về cả nội dung và quy trình thẩm định trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái, không chỉ các cán bộ trực tiếp thẩm định mà còn các bộ phận khác

có liên quan như bộ phận nguồn vốn, quản lý rủi ro, quản trị tín dụng…cũng cần hiểu biết về công tác thẩm định. Thẩm định dự án cần được quy trình hoá, công nghệ hoá chú trọng sự phù hợp với định hướng hoạt động cho vay để trở thành thế mạnh trong kinh doanh của Ngân hàng.

Tính khả thi và hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án có thể được xem xét đánh giá trên nhiều khía cạnh, xuất phát từ nhiều quan điểm như của chủ đầu tư, của cơ quan thẩm định nhà nước, của nhà tài trợ…với Ngân hàng, thẩm định dự án phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án; Nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với lợi ích của chủ dự án.

Thẩm định dự án phải đóng vai trò thực sự quan trọng trong việc tham mưu có hiệu quả cho các cấp lãnh đạo trước khi ra quyết định cuối cùng đối với một khoản vay. Khoản vay được chấp nhận dựa trên cơ sở kết quả thẩm định kỹ lưỡng, có cơ sở khoa học sẽ hạn chế được đáng kể rủi ro có thể xảy ra.

Về lâu dài cần tiến tới mở rộng dịch vụ thẩm định dự án với tư cách làm nhà tư vấn cho khách hàng, xây dựng dự án, phương án mang tính khả thi và có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w