Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái giai đoạn 2010 –

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái (Trang 40)

VIỆT NAM CHI NHÁNH YÊN BÁ

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái giai đoạn 2010 –

Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái giai đoạn 2010 –2012

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái là đơn vị thành viên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng số biên chế đến 31/12/2012 là 105 cán bộ, nhân viên với mạng lưới hoạt động gồm 01 trụ sở chính, 02 phòng giao dịch và 07 Quỹ tiết kiệm trực thuộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái không ngừng đổi mới cơ chế nghiệp vụ theo cơ chế thị trường, thực hiện theo phương châm “Tăng cường huy động vốn để không ngừng mở rộng cho vay đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn

cần thiết, hợp lý cho các đối tượng, các thành phần kinh tế”.

2.2.1.1. Hoạt động huy động vốn.

Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với chức năng chính là đi vay để cho vay nên nguồn vốn huy động quyết định phần lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, quyết định đến giá cả, qui mô, cơ cấu và thời hạn của các khoản vay. Nguồn vốn dồi dào tạo điều kiện cho Ngân hàng đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mở rộng mối quan hệ với khách hàng mới, đồng thời tạo được sự tin tưởng của khách hàng. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái luôn quan tâm đúng mức và đặt công tác huy động vốn là một nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua việc qui định lãi suất cho vay của NHNN để qui định mức lãi suất cho từng loại, từng thời gian, từng đối tượng, từng địa phương, đồng thời cũng có những qui định linh hoạt trong việc áp dụng các phương thức trả lãi nhằm mục tiêu huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn để chủ động cho vay, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước trong những năm vừa qua và những năm tiếp theo.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Tăng trưởng2011/2010 Năm 2012 Tăng trưởng2012/2011

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tuyệtđối Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Nguồn vốn huy động 916 100 1.222 100 1.894 100 I. Kỳ hạn gửi 916 100 1.222 100 306 33,4 1.894 100 672 55 1. TG KHH 172 18,8 157 12,8 -15 -8,7 272 14,4 115 73,2 2.TG <12 tháng 617 67,4 962 78,7 345 56 1.363 71,9 401 41,7 3.TG từ 12 trở lên 127 13,8 103 8,5 -24 -18,9 259 13,8 156 151

II. Loại tiền 916 100 1.222 100 306 33,4 1.894 100 672 55

1. Nội tệ 873 95,3 1.164 95,5 291 33.3 1.831 96,6 667 57,3

2. Ngoại tệ (quy đổi) 43 4,7 58 4,5 15 34,9 63 6,4 5 8,6

III. Thành phần KT 916 100 1.222 100 306 33,4 1.894 100 672 55

1. Tiền gửi dân cư 665 72,6 902 73,8 237 35,6 1.245 65,7 343 38

2.Tiền gửi TCKT 215 23,5 182 14,9 -33 15,3 250 13,2 68 37,4

3. Định chế tài chính 36 3,9 138 11,3 102 283 399 21,1 261 189

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái qua các năm 2010, 2011 và năm 2012 có biến động theo chiều hướng tích cực, năm sau tăng so với năm trước.

Năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao vào đầu năm và đến cuối năm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái nhưng chi nhánh vẫn huy động được tính đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 916 tỷ đồng, tăng 155 tỷ đồng (tăng 20,4%) so với đầu năm. Có được những kết quả này là nhờ sự nỗ lực không ngừng phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong toàn thể chi nhánh. Thêm và đó, Chi nhánh đã luôn luôn quan tâm và coi trọng công tác huy động vốn bằng những biện pháp cụ thể như: Thông tin tuyên truyền đối với nhân dân về hình thức gửi tiết kiệm, thực hiện đổi mới tác phong giao tiếp. Đa dạng hóa các hình thức huy động, sử dụng các đòn bẩy kích thích như lãi suất, tiết kiệm dự thưởng để giữ vững nguồn vốn hiện tại và thu hút các nguồn vốn tiềm năng.

Hoạt động kinh doanh năm 2010, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động làm nền kinh tế trong nước suy thoái, nhiều cơ chế chính sách thay đổi và có nhiều vấn đề không thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng đặc biệt là cơ chế lãi suất thay đổi liên tục. Trong bối cảnh như vậy Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái đã lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái tiếp tục ổn định và phát triển bền vững. Có được kết quả như vậy là do trên cơ sở bám sát định hướng kinh doanh của toàn ngành và mục tiêu đề ra, chi nhánh đã tập trung coi trong công tác huy động vốn, triển khai kịp thời các sản phẩm huy động vốn mới của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và của chi nhánh để phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phù hợp với thị trường, thực hiện linh hoạt trong điều hành lãi suất, phù hợp với lãi suất của các TCTD trên địa bàn đặc biệt là nơi có cạnh tranh của các TCTD khác.

Bước sang năm 2011; Nền kinh tế trong nước vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do giá vàng, giá USD có nhiều biến động, lãi suất huy

động tăng cao, song các chỉ tiêu về tài chính, nguồn vốn, dư nợ đều hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra. Kết quả công tác huy động vốn vẫn tăng trưởng ổn định, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo, bằng nhiều giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ổn định từ dân cư (đạt 110% so với kế hoạch), thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, xây dựng các chương trình khuyến mại, giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ, sử dụng quỹ khen thưởng để khen thưởng công tác huy động vốn, thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn... Đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.222 tỷ đồng, tăng 306 tỷ đồng (tăng 33,4%) so với đầu năm

Những tháng đầu năm 2012, huy động vốn gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại cao, biến động mạnh về tỷ giá, lãi suất, giá vàng và giá cả các loại vật tư chi phí đầu vào, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán triền miên là những chuỗi ngày lao đao nhưng đến những tháng cuối năm tình hình kinh tế ổn định hơn, chính vì vậy Chi nhánh đã tận dụng mọi thời cơ, tìm mọi biện pháp để giữ vững nguồn vốn ổn định và tăng trưởng thêm những nguồn khách hàng tiềm năng. Tính đến 31/12/2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.894 tỷ đồng, tăng 672 tỷ (tăng 55%) so với đầu năm.

+ Phân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn.

Qua bảng trên, ta thấy rằng năm 2010, năm 2011 và 2012 tiền gửi có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên như năm 2010 là 617 tỷ đồng, chiếm 67,4% tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 là 962 tỷ đồng chiếm 78,7% tổng nguồn vốn huy động, tăng 56% so với năm 2010 và năm 2012 là 1.363 tỷ đồng chiếm 71,9% tổng nguồn vốn huy động tăng 41,7% so với năm 2011. Nguồn vốn ngắn hạn của Ngân hàng khá cao so với tổng nguồn vốn huy động nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi lãi suất biến động.

Loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có suy hướng giảm vào năm 2011 giảm (24 tỷ đồng; giảm 18,9%) và tăng lên vào năm 2012 (mức tăng 156 tỷ đồng; tăng 151%); đặc biệt năm 2012 tăng như vậy là do Chi nhánh có biện pháp huy

động vốn với các hình thức trả lãi hợp lý. Có được kết quả đó là do Ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và tiết kiệm có dự thưởng để khuyến khích khách hàng gửi tiền có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

+ Phân tích nguồn vốn huy động theo loại tiền

Nguồn vốn nội tệ vẫn tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động như năm 2010 là 873 tỷ đồng chiếm 95,3%/tổng vốn huy động, năm 2011 là 1.164 tỷ đồng chiếm 95,5%/tổng vốn huy động tăng đạt 1.831 tỷ đồng chiếm 96,6%/tổng nguồn huy động, mức tăng là 667 tỷ đồng (tăng 57,3%) so với năm 2011. Bên cạnh đó, vốn huy động bằng ngoại tệ cũng đồng thời tăng theo cụ thể năm 2010 là 43 tỷ đồng và năm 2011 là 58 tỷ đồng tăng 34,9% so với năm 2010. Đến năm 2012, nguồn vốn huy động là 63 tỷ đồng tăng 6,4% so với năm 2011. Kết quả đó là do tỷ giá dần đi vào ổn định và lãi suất huy động bằng VNĐ và USD hợp lý, cùng qui định trần lãi suất của NHNN nên người dân đã tin tưởng hơn khi gửi tiền tại Ngân hàng.

+ Phân tích nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư luôn là nguồn huy động vốn lớn và ổn đinh của Ngân hàng, trong những năm qua nguồn vốn này tiếp tục tăng như năm 2010 là 665 tỷ đồng, chiếm 72,6%/tổng nguồn vốn huy động; Năm 2011 là 902 tỷ đồng, chiếm 73,8%/tổng nguồn vốn huy động và tăng 35,6% so với năm 2010; Năm 2012 là 1.245 tỷ đồng chiếm 65,7%/tổng nguồn vốn huy động và tăng 38% so với năm 2011. Do Ngân hàng đã có biện pháp tiếp cận, vận động khách hàng gửi tiền đồng thời áp dụng có hiệu quả các hình thức huy động đa dạng như tiết kiệm bậc thang, dự thưởng, lãi suất cao nên đã thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Tiền gửi của TCKT cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động cụ thể: Năm 2010 là 215 tỷ đồng chiếm 23%/tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 là 182 tỷ đồng chiếm 14,9%/tổng nguồn vốn huy động giảm 33% so với năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 là 250 tỷ đồng chiếm 13,2%/tổng nguồn vốn huy động và tăng 37,4% so với năm 2011. Nhận thấy, năm 2012 tiền gửi của TCKT khá cao so với mọi năm chứng tỏ nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp làm ăn có lãi, chưa có nhu cầu sử dụng và để tại Ngân hàng nhiều.

Tiền gửi định chế tài chính tăng mạnh qua các năm cụ thể năm 2010 là 36 tỷ đồng chiếm 3,9%/tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 là 138 tỷ đồng chiếm 11,3%/tổng nguồn vốn huy động tăng 102 tỷ đồng tương đương 283% với năm 2010, và đến năm 2012 là 399 tỷ đồng chiếm 21,1%/tổng nguồn huy động và tăng 189% so với năm 2011. Số tiền này tăng mạnh qua các năm ảnh hưởng tốt đến nguồn vốn ổn định của Ngân hàng.

Nhìn chung trong 3 năm 2010, 2011 và năm 2012, mặc dù trước bối cảnh kinh tế trong nước hết sức khó khăn, nhưng công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái đã có nhiều cố gắng, kết quả đều tăng qua các năm và đã đạt nhiều thành tích đặc biệt là trong năm 2012. Để đạt được kết quả như vậy Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái đã có những chiến lược thu hút vốn hợp lý, tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, sử dụng tốt các đòn bẩy kích thích, áp dụng nhiều chương trình tiết kiệm, gửi tiền dự thưởng…Bên cạnh đó, phong cách tiếp xúc phục vụ khách hàng ngày càng chuyên nghiệp, vận dụng lãi suất linh hoạt đánh vào tâm lý muốn hưởng lợi nhuận cao của khách hàng cũng đem lại hiệu quả đáng kể. Tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng sẽ có những biện pháp cụ thể để thu hút nguồn vốn dài hạn để đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng chủ động trong kế hoạch cho vay đầu tư các dự án trung và dài hạn. 2.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn.

Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển. Nếu nguồn vốn huy động về không được sử dụng hiệu quả sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, tác động làm cho thu không đủ bù đắp chi phí, thậm chí Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro nếu như đầu tư không đúng hướng. Nếu xem hoạt động huy động là khâu mở đầu để duy trì hoạt động kinh doanh thì hoạt động sử dụng vốn là khâu then chốt quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Nhận thấy vai trò quan trọng đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái luôn coi trọng hoạt động sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng với mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 năm 2011/2010Tăng trưởng Năm 2012 năm 2012/2011Tăng trưởng

Số tiền trọng %Tỷ tiềnSố trọng %Tỷ tiềnSố trọng %Tỷ tiềnSố trọng %Tỷ tiềnSố trọng %Tỷ

Tổng dư nợ 1.279 1.555 1.955 400

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w