Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái (Trang 102)

I. Phân theo thời gian vay

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH YÊN BÁ

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước với vị trí là Ngân hàng quản lý các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với các Ngân hàng, đặc biệt trong việc cung cấp thông tin qua mạng của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng

CIC. Tuy nhiên, vai trò thực sự những thông tin này chưa cao do số lượng và chất lượng thông tin chưa cao, chưa cập nhật kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra ngày càng cao của các Ngân hàng thương mại. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, mở rộng phạm vi nội dung và nâng cao chất lượng thông tin của CIC, tăng cường sự điều phối và tổ chức cung cấp thông tin của CIC qua các biện pháp cụ thể như sau:

- Cần nghiên cứu, sửa đổi những quy định về yêu cầu bắt buộc cung cấp thông tin của các Ngân hàng thương mại bao gồm cả Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Ngân hàng khác đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh, đồng thời làm rõ những yêu cầu về tính trung thực, tính đầy đủ, tính cập nhật của thông tin được cung cấp, trách nhiệm của các Ngân hàng và chế tài áp dụng trong trường hợp thông tin cung cấp không đảm bảo các yêu cầu đề ra. Có như vậy, những thông tin do các Ngân hàng cung cấp (thông tin đầu vào) mới đảm bảo độ tin cậy và do đó, chất lượng thông tin khai thác được trong toàn hệ thống (thông tin đầu ra) mới có giá trị, mới phục vụ được các yêu cầu của công tác thẩm định.

- Trung tâm CIC cần tích cực trao đổi thêm thông tin với các tổ chức thông tin quốc tế và các đầu mối thông tin trong nước như tổng cục thống kê, bộ thương mại, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính, tổng cục hải quan, văn phòng chính phủ … để tạo nguồn cung cấp thông tin không chỉ về tín dụng mà cả các thông tin về thị trường, quy hoạch phát triển, định hướng và chính sách trong từng thời kỳ ...

- Ngân hàng nhà nước nên đứng ra tổ chức các hội nghị chuyên đề về tín dụng (trong đó có thẩm định dự án) để các Ngân hàng thương mại có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, từ đó bổ sung được những cách làm hay của nhau, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định trong cho vay doanh nghiệp.

- Đối với các Ngân hàng thương mại, cần có sự phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về thẩm định dự án giữa các bộ phận làm công tác này tại các Ngân hàng. Tăng cường phương thức cho vay đồng tài trợ đối với những dự án có quy mô lớn và/hoặc có tính chất phức tạp nhằm tận dụng được thế mạnh của mỗi Ngân hàng trong khi thực hiện thẩm định chung đồng thời phân chia và giảm thiểu rủi ro cho

các Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Yên Bái (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w