Đánh giá về mặt pháp lý hình sự vai trò của các dấu hiệu thuộc

Một phần của tài liệu Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 65)

khách quan của tội phạm đối với việc định tội danh

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là yếu tố quan trọng và cơ bản của bất cứ tội phạm nào. Những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm thường được mô tả trong phần quy định của quy phạm pháp luật về tội phạm của Bộ luật hình sự. Một phần vì các dấu hiệu khách quan biểu hiện ra bên ngoài dễ nhận biết hơn các yếu tố khác, mặt khác vì sự khác nhau giữa các tội phạm phần lớn là ở mặt khách quan. Muốn kết luận một người phạm tội gì, phạm tội như thế nào, phải xem xét qua sự thể hiện ở hành vi của họ, thủ đoạn, phương pháp, công cụ, phương tiện mà họ sử dụng. Khoa học luật hình sự và thực tiễn pháp lý đã khẳng định vai trò của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan đối với việc định tội danh thông qua việc đánh giá về mặt pháp lý hình sự đối với các dấu hiệu đó. Sự đánh giá này giúp cho người định tội danh “phân biệt đúng từng tội phạm cụ thể trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản và điển hình nhất

được nhà làm luật ghi nhận với tính chất là các dấu hiệu bắt buộc tại điều (khoản) tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự”[10, tr.67]. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, “bằng các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm có thể xác định được mặt chủ quan của tội phạm – lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội”[10, tr.67].

a. Vai trò của hành vi khách quan của tội phạm trong việc định tội danh

Hành vi phạm tội là hoạt động khách quan bên ngoài người phạm tội. Hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Nghiên cứu Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự nước ta và qua thực tiễn áp dụng, có thể thấy đa số các tội phạm được thực hiện bằng hành động, chỉ một số ít tội phạm được thực hiện bằng không hành động như: tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự), tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 259 Bộ luật hình sự), nhưng cũng có tội được thực hiện do hành động và không hành động như: tội bức tử (Điều 100 Bộ luật hình sự), tội

chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh (Điều 317 Bộ luật hình sự). Do đó, để định tội danh đúng, cần phải xác định và phân biệt các cấu thành tội phạm để xem xét hành vi khách quan được mô tả là hành động hay không hành động hoặc vừa có thể là hành động và không hành động.

Hành vi là yếu tố không thể thiếu khi miêu tả bất kỳ tội phạm nào trong luật hình sự. Hành vi khách quan của tội phạm diễn ra trong thực tế rất đa dạng nên nó cũng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau trong phần quy định của các quy phạm pháp luật. Trong một số quy phạm, nhà làm luật chỉ đưa ra hành vi mà không miêu tả các dấu hiệu của hành vi đó. Ví dụ: Hành vi “cướp giật”

hay “trộm cắp” không được miêu tả trong cấu thành tội phạm của tội cướp giật tài sản và tội trộm cắp tài sản với các dấu hiệu cụ thể mà chỉ được nêu ra trong điều luật: “Người nào cướp giật tài sản của người khác…(Điều 136 Bộ luật hình sự) hay “Người nào trộm cắp tài sản của người khác… (Điều 138 Bộ luật hình sự)”. Để định tội danh đúng trong những trường hợp như vậy, người định tội danh cần phải có kinh nghiệm, trình độ đồng thời phải nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng, các công trình khoa học đề cập cụ thể về lĩnh vực đó để có cơ sở định tội danh cho đúng yêu cầu của điều luật.[20, tr.50]. Bên cạnh đó, trong nhiều quy phạm pháp luật, nhà làm luật miêu tả cụ thể từng hành vi phạm tội nên người định tội danh có cơ sở để định tội được thống nhất và thuận lợi hơn. Điều luật miêu tả cụ thể hành vi phạm tội nên đảm bảo cho việc định tội danh được đúng đắn, thống nhất, tránh việc nhận thức khác nhau và giải thích tùy tiện dẫn tới định tội danh không chính xác. Ví dụ: Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản được mô tả cụ thể trong cấu thành tội phạm:

“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý…” (Điều 278 Bộ luật hình sự).[20, tr.50]. Ngoài hai cách thể hiện trên, trong một số quy phạm pháp luật, hành vi khách quan của tội phạm còn được nhà làm luật thể hiện dưới dạng viện dẫn đến các quy định hành chính (như điều lệ, quy chế, nghị định…) hoặc ngành luật khác. Ví dụ: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175 Bộ luật hình sự) quy định:

“Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này…:

a, Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;

b, Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật này.

Trong trường hợp này, để định tội danh đúng theo Điều 175 Bộ luật hình sự người định tội danh phải xem xét các văn bản mà điều luật viện dẫn đến như: biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác trái phép cây rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép; các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng…[20, tr.51].

Trong hoạt động định tội danh, cần lưu ý đến hình thức thể hiện của hành vi phạm tội. “Việc phân biệt rõ các cấu thành tội phạm mà trong đó hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động chính là một trong những điều kiện để định tội danh đúng”[10, tr.69]. Khi đánh giá về vai trò của hành vi khách quan của tội phạm trong việc định tội danh, cần lưu ý rằng tính chất của không hành động phức tạp hơn hành động. Không hành động là cách xử sự có ý thức, có ý chí của chủ thể và trong đó chủ thể có nghĩa vụ đặc biệt, có khả năng thực tế ngăn ngừa hậu quả bằng việc thực hiện nghĩa vụ đó nhưng họ đã không thực hiện. Nếu trong hoàn cảnh cụ thể, xã hội yêu cầu một người phải xử sự “tích cực” tuy có điều kiện để làm mà người ấy không làm thì người ấy phải chịu trách nhiệm về việc không hành động của mình.[21, tr.52]. “Muốn đánh giá tính chất của hành vi thực hiện bằng không hành động, cần đặt nó trong mối quan hệ giữa con người sống trong xã hội với bối cảnh cụ thể của việc xử sự đó”[21, tr.52]. Có những trường hợp bản thân việc không hành động đã cấu thành một tội phạm cụ thể như tội không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự), cũng có khi việc không hành động phải gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mới bị coi là tội phạm như ở tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự).

Ngoài ra, luật hình sự Việt Nam cũng có quy định về những căn cứ xác định hành vi không cấu thành tội phạm. Theo đó, nếu một người phạm một hay nhiều tội mà không được quy định trong luật hình sự (Điều 2 Bộ luật hình sự) hoặc hành vi đó “tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể” (khoản 4 Điều 8 Bộ luật hình sự) thì cũng không có tội phạm và vì thế không đặt ra vấn đề định tội danh. Tính chất nguy hiểm cho xã hội “không đáng kể” của hành vi cần phải được quy định cụ thể và thống nhất, tạo cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự và định tội danh vì những hành vi vi phạm pháp luật mà mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn thì chỉ bị xử lý theo quy định của những ngành luật khác.

Hành vi khách quan của tội phạm là yếu tố trung tâm của bất kỳ tội phạm nào nên việc đánh giá và xác định hành vi khách quan trong quá trình định tội danh có ý nghĩa quan trọng. Định tội danh đúng là cơ sở để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội được chính xác; đảm bảo được tính công minh và hiệu quả của hình phạt; bảo vệ quyền, lợi ích của công dân đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục và cải tạo người phạm tội.[10, tr.29]. Tuy nhiên, việc định tội danh trong một số trường hợp cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các vụ án có nhiều tình tiết, nhiều hành vi liên quan đến các cấu thành tội phạm khác nhau. Chính vì vậy, thực tiễn xét xử và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đòi hỏi cần hoàn thiện các quy định pháp luật về định tội danh theo hướng cụ thể, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp.

b. Định tội danh đối với hành vi khách quan của tội phạm chưa hoàn thành

Trên cơ sở đánh giá bản chất tội phạm, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, luật hình sự nước ta quy định những hành vi khách quan của tội phạm chưa hoàn thành (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt) vẫn bị xử lý như những hành vi phạm tội thông thường. Những hành vi phạm tội trong các giai đoạn này bị trừng trị là do nếu chúng được thực hiện thì sẽ gây ra sự nguy hiểm và có thể gây ra thiệt hại cho khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ [19, tr.91]. Tuy nhiên, việc định tội danh

trong những trường hợp này cũng có những đặc trưng riêng. Định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành thực chất là hoạt động kiểm tra và xác định các dấu hiệu của hành vi được thực hiện trong các giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt tương ứng với các dấu hiệu của hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể nào tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Việc xác định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành về cơ bản giống như tội phạm đã hoàn thành. Khi đã xác định được dấu hiệu của tội phạm chưa hoàn thành phù hợp với các dấu hiệu của tội phạm hoàn thành được quy định tại điều luật tương ứng thì mới có cơ sở để định tội trong hai trường hợp này. Ngoài ra, “người định tội danh nhất thiết phải phân biệt rõ tội phạm chưa hoàn thành đó đang ở giai đoạn nào - giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay giai đoạn phạm tội chưa đạt để đảm bảo việc phân hóa trách nhiệm hình sự một cách chính xác, làm cơ sở cho việc quyết định hình phạt có căn cứ và đúng pháp luật”[10, tr.94].

Trong cả hai trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, tội danh

mà chủ thể thực hiện được xác định theo điều luật tương ứng của Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự về tội phạm cụ thể đồng thời có viện dẫn kèm theo điều luật về hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt tại Phần chung (Điều 17 và Điều 18) [36, tr.44]. Theo đó, “người chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đều phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng tội danh như trường hợp tội phạm hoàn thành, theo cùng một điều luật và cùng trong phạm vi chế tài mà điều luật đó quy định”[36, tr.45]. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mức độ thực hiện ý định phạm tội, luật hình sự Việt Nam không đặt mức độ trách nhiệm hình sự của trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt ngang bằng với mức độ trách nhiệm hình sự của trường hợp tội phạm hoàn thành. “Tội phạm chưa hoàn thành khác với tội phạm hoàn thành ở chỗ bao giờ nó cũng không có đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm, mà đặc điểm chủ yếu nhất là trong tội phạm chưa hoàn thành, về cơ bản hậu quả phạm tội cuối cùng chưa xảy ra”[10, tr.95]. Hậu quả phạm tội cuối cùng ở đây phải được hiểu là hậu quả được nêu

trong phần quy định của điều luật như một dấu hiệu bắt buộc của một cấu thành tội phạm đã hoàn thành. Chuẩn bị phạm tội là trường hợp có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp nhất so với phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành vì chưa trực tiếp xâm hại đến khách thể của loại tội định thực hiện và riêng hành vi

“chuẩn bị” chưa thể gây ra được hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Do vậy, luật hình sự Việt Nam chỉ đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp chuẩn bị phạm tội khi tội định phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự). Đối với tội phạm chưa đạt, luật hình sự Việt Nam không đặt vấn đề giới hạn mà xác định mọi trường hợp phạm tội chưa đạt đều phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội đã trực tiếp xâm hại khách thể được luật hình sự bảo vệ và trực tiếp đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội (quy định tại Điều 18 Bộ luật hình sự).

Cần lưu ý rằng không phải tất cả các tội phạm chúng ta đều có thể tiến hành hoạt động định tội danh ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Việc định tội danh trong các giai đoạn này chỉ được đặt ra đối với một số loại tội phạm nhất định. Đối với một số tội khác, việc không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt có thể do những đặc điểm về mặt khách quan và đặc thù trong dấu hiệu hành vi của chủ thể. Tội phạm được thực hiện dưới dạng không hành động thì không thể có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt mà chỉ có tội phạm hoàn thành hoặc không có tội phạm mà thôi.[19, tr.96]. Ngoài ra, hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chỉ được thực hiện bởi chủ thể với lỗi cố ý. “Sự cố ý trực tiếp của người phạm tội cho ta khả năng xác định xu hướng của hành vi phạm tội, xác định mối tương quan giữa ý định phạm tội của người phạm tội và hành vi mà người đó đã thực hiện trong thực tế”[19, tr.97]. Người phạm tội với lỗi cố ý mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, hậu quả đó đã không xảy ra do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội.

c. Định tội danh đối với hành vi khách quan trong đồng phạm

Định tội danh trong đồng phạm là một vấn đề phức tạp trong khoa học luật hình sự và thực tiễn pháp lý. Tội phạm được thực hiện trong trường hợp đồng

phạm là do sự nỗ lực hợp tác chung của tất cả những người cùng tham gia nên việc định tội danh đối với tội phạm trong đồng phạm có liên quan đến việc thực hiện hành vi và mức độ tham gia tội phạm của tất cả những người đồng phạm. Hành vi của mỗi người là một bộ phận cần thiết trong hoạt động chung đó. Hậu quả của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm.[36, tr.46]. Không thể chia cắt tội phạm để buộc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm về một phần của tội phạm vì tội phạm là một thể thống nhất và do tất cả hành vi của những người đồng phạm tổng hợp nên. “Do vậy, luật hình sự Việt Nam đã xác định: tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật và trong phạm vi những chế tài điều luật ấy quy định”[36, tr.46].

Hành vi của người đồng phạm được xem xét không phải một cách độc lập mà là ở dạng tổng thể với các hành vi do những người đồng phạm khác thực hiện. Tất cả những hành vi đã được những người đồng phạm cùng thực hiện, hậu quả do hành vi những người đồng phạm đã gây ra hoặc có thể gây ra đều phải

Một phần của tài liệu Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)