Một số dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu

Một phần của tài liệu Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 50)

hiểm cho xã hội của tội phạm trong luật hình sự

Trong luật hình sự, quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là một vấn đề phức tạp. Xác định chính xác mối quan hệ này trong các trường hợp phạm tội là điều kiện cần thiết để truy cứu trách nhiệm hình sự và có biện pháp xử lý

người phạm tội một cách đúng đắn. Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ này trong một số trường hợp cũng gặp những khó khăn nhất định, nhất là trong vụ án có nhiều tình tiết phức tạp. Khoa học luật hình sự đã đưa ra một số dạng quan hệ nhân quả phổ biến:

Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: là dạng quan hệ nhân quả trong đó chỉ có

một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả nguy hiểm cho xã hội [59, tr.109]. Hành vi trái pháp luật mà chủ thể thực hiện chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Quan hệ nhân quả kép trực tiếp: là dạng quan hệ nhân quả trong đó có

nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân [59, tr.109]. Mỗi hành vi trái pháp luật đều chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả hoặc mỗi hành vi có sự kết hợp với nhau để hình thành khả năng thực tế gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Quan hệ nhân quả kép gián tiếp: là dạng quan hệ nhân quả trong đó hành

vi trái pháp luật là nguyên nhân phải thông qua một hiện tượng khác (có thể là một hành vi trái pháp luật) mới gây ra được hậu quả nguy hiểm cho xã hội [29, tr.70]. Khi đó, cách cư xử của con người đóng vai trò là điều kiện hỗ trợ cho hành vi là nguyên nhân làm phát sinh hậu quả.

Ngoài ba dạng trên, trong luật hình sự còn tồn tại dạng quan hệ nhân quả dây chuyền. Trong dạng quan hệ nhân quả này, hành vi trái pháp luật không chứa đựng khả năng trực tiếp làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

“Hành vi trái pháp luật chỉ có khả năng thực tế trực tiếp đưa đến hành vi trái pháp luật khác. Hành vi trái pháp luật mới phát sinh này đã trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong những điều kiện nhất định”[29, tr.69]. Mối quan hệ nhân quả dây chuyền thể hiện giữa hành vi trái pháp luật thứ nhất với hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Dạng quan hệ nhân quả này xuất hiện trong một số quy định về tội phạm như tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205 Bộ luật hình sự) hay tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các

phương tiện giao thông đường sắt (Điều 211 Bộ luật hình sự)... Trong đó, quan hệ nhân quả giữa hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép…” và hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác” là quan hệ nhân quả dây chuyền. Hành vi “điều động” hoặc “giao” cho người khác có khả năng trực tiếp đưa đến hành vi “điều khiển” các phương tiện giao thông của người được điều động hoặc được giao và họ đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Dạng quan hệ nhân quả này được thể hiện trong cấu thành tội phạm có sự mô tả của hai hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà giữa chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Một phần của tài liệu Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 50)