Thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do hai hoặc nhiều người cùng tham gia thực hiện. Trường hợp có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm thì được gọi là đồng phạm. Trong luật hình sự, đồng phạm được coi là hình thức phạm tội đặc biệt.[59, tr.167]. Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: “Đồng phạm
là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Cũng giống như trường hợp phạm tội do một người thực hiện, tội phạm do đồng phạm thực hiện cũng được biểu hiện qua hành vi khách quan, tuy nhiên, hành vi trong đồng phạm là do nhiều người cùng thực hiện vì vậy nó được biểu hiện thông qua hành vi phạm tội của tất cả những người trong đồng phạm. Mỗi người tham gia trong đồng phạm đều phải có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Những hành vi này có thể là hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục và hành vi giúp sức.
Hành vi thực hiện tội phạm là hành vi được mô tả trong cấu thành tội
phạm, người có hành vi này được gọi là người thực hành. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm (Điều 20 Bộ luật hình sự). Người thực hành
có thể tự mình thực hiện hành vi hoặc có thể không tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trong một vụ án đồng phạm, “không đòi hỏi mỗi người phải thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi đó nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm”[59, tr.172]. Như vậy, hành vi tổng hợp của tất cả những người đồng phạm phải thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì hành vi đó mới được coi là hành vi thực hiện trong đồng phạm. Trường hợp người thực hành không tự mình thực hiện hành vi mà chỉ tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng những người bị tác động không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người bị tác động [59, tr.173]. Trong những trường hợp này, người thực hành có vai trò quyết định đến việc thực hiện tội phạm do những người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội có những đặc điểm hạn chế hoặc khiếm khuyết về nhận thức và điều khiển hành vi hoặc ý chí chủ quan của họ không cố ý thực hiện hành vi đó. Chính vì vậy, việc thực hiện hành vi phạm tội của họ không mang tính chủ động mà bị tác động từ người khác. Do đó, người thực hành tuy không trực tiếp thực hiện tội phạm nhưng vẫn bị coi là người thực hiện tội phạm đó. Việc thực hiện tội phạm bao giờ cũng được biểu thị qua hành vi của người trực tiếp thực hiện nên người thực hành thường là người giữ vai trò quan trọng trong vụ án. Hành vi của người thực hành có tác động trực tiếp đến hậu quả của tội phạm và thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong một vụ đồng phạm.
Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm là tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi này được gọi là người tổ chức. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (Điều 20 Bộ luật hình sự). Từ những quy định đó, có thể thấy người tổ chức là người giữ vai trò đứng đầu nhóm đồng phạm thông qua các hoạt động thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó [59, tr.175]. Việc thành lập nhóm đồng phạm có thể được hiểu là hành vi “đề xướng việc thiết lập nhóm đồng phạm hoặc chỉ là người đã thực hiện việc đề xướng đó như
rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào nhóm đồng phạm; thiết lập các mối liên hệ tổ chức giữa những người đồng phạm với nhau... Những người giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như vạch phương hướng hoạt động; vạch các kế hoạch thực hiện; phân công vai trò, nhiệm vụ cho những người đồng phạm khác”[59, tr.176]. Có thể nói, trong các vụ án đồng phạm, hoạt động của người tổ chức thường rất đa dạng và có vai trò rất lớn đối với việc thực hiện tội phạm. Những hành vi mà người tổ chức thực hiện tạo cơ sở cho hoạt động phạm tội của người thực hành và có tác động nhất định đối với hành vi của những người đồng phạm khác. Vì vậy, người tổ chức luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm.
Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm là hành vi tác động đến
người khác khiến họ thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi này được gọi là người xúi giục. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm (Điều 20 Bộ luật hình sự). Mục đích của người xúi giục là nhằm vào một hoặc một số người nhất định để tác động đến tư tưởng và ý chí của họ, khiến họ phạm tội. “Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và đã thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện thông qua người khác. Nhưng người xúi giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có”[59, tr.176]. Như vậy, đặc điểm cơ bản trong hoạt động của người xúi giục là họ thực hiện hành vi nhằm thúc đẩy việc thực hiện tội phạm và làm cho hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế. Việc nhận biết các thủ đoạn và các hình thức xúi giục là rất cần thiết, thông qua đó có thể xác định sự tác động của chúng đối với người bị xúi giục và đưa họ đến hành vi phạm tội.
Hành vi xúi giục phải phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định để đạt được mục đích của chủ thể đồng thời hành vi xúi giục phải nhằm làm hiện thực hóa hành vi phạm tội của người bị xúi giục. Nếu một người mà thái độ chủ quan của họ không hề có ý định thúc đẩy người khác phạm tội, họ chỉ có lời nói hoặc việc làm có thể gây ảnh hưởng ở một mức độ nào đó đến việc phạm tội của người khác thì người đó không bị coi là người xúi giục trong đồng phạm. Do
vậy, trong thực tiễn áp dụng, cần phải xác định xem người xúi giục về mặt chủ quan họ có ý định thúc đẩy người khác phạm tội hay không.[59, tr.177]. Việc xác định ý định thúc đẩy người khác phạm tội của người xúi giục có thể căn cứ vào hành vi của họ thông qua lời nói, việc làm và sự tác động của những yếu tố đó trong quan hệ với người bị xúi giục. Tùy thuộc vào hành vi của người xúi giục và người bị xúi giục, mối quan hệ của họ cũng như cách thức thực hiện mà hành vi xúi giục trong đồng phạm có mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm là hành vi tạo ra những
điều kiện nhằm hỗ trợ cho người khác thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi này được gọi là người giúp sức. Người giúp sức là người tạo ra điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm (Điều 20 Bộ luật hình sự). Hoạt động của người giúp sức có vai trò hỗ trợ rất lớn cho hành vi phạm tội của người thực hành, đó có thể là việc tạo ra những điều kiện có tính vật chất hoặc tinh thần giúp cho hành vi phạm tội được thực hiện dễ dàng hơn. “Trong thực tế, giúp sức về vật chất có thể là cung cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục những trở ngại… Giúp sức về tinh thần có thể là những hành vi cung cấp những gì tuy không có tính vật chất nhưng cũng tạo cho người thực hành điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện tội phạm”[59, tr.178]. Trong một vụ đồng phạm, sự hỗ trợ của những người tham gia có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực hiện tội phạm, trong đó hành vi của người giúp sức sẽ góp phần củng cố quyết tâm của người phạm tội vì họ có được điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm. Một trong những hành vi như vậy là hành vi giúp sức về tinh thần được thể hiện bằng lời hứa hẹn trước. Đây được coi là dạng giúp sức đặc biệt trong vụ án đồng phạm. Lời hứa hẹn trước của người giúp sức có những tác động tích cực vào việc thực hiện tội phạm. “Sự tác động này thể hiện ở chỗ đã củng cố ý định phạm tội, củng cố quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm phạm tội đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi thực hiện tội phạm có thể xảy ra hay không xảy ra, có thể tiếp tục xảy ra hay dừng lại đều có thể phụ thuộc vào lời hứa hẹn của người giúp sức”[59, tr.179]. Thông qua lời hứa hẹn, người giúp sức thể hiện sự thống nhất với ý định phạm
tội, cùng xây dựng kế hoạch phạm tội với người thực hành. Hành vi giúp sức trong đồng phạm thường được thực hiện trước khi người thực hành thực hiện hành vi, nghĩa là hành vi đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trước khi hành vi phạm tội diễn ra nhưng cũng có trường hợp người giúp sức tham gia trong quá trình thực hiện tội phạm và hành vi đó hỗ trợ cho việc thực hiện tội phạm của người thực hành. Trong thực tiễn xét xử, cần phân biệt hành vi của người giúp sức với người xúi giục. Căn cứ vào tính chất và sự tác động của hành vi, có thể thấy điểm khác nhau giữa hai loại hành vi này ở chỗ “hành vi giúp sức không có tính chất quyết định trong việc kích động người khác phạm tội. Họ chỉ giúp người khác vốn đã có ý định phạm tội có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm hoặc yên tâm hơn khi thực hiện tội phạm”[59, tr.180].
Nếu trong vụ án có nhiều người tham gia, mà người nào không có một trong những loại hành vi thực hành, tổ chức, xúi giục, giúp sức thì không thể coi người đó cùng thực hiện tội phạm với những người khác và đương nhiên không thể là người đồng phạm. Mặc dù thực hiện hành vi liên quan đến tội phạm nhưng hành vi của họ chỉ cấu thành những tội độc lập trong trường hợp luật định.[48, tr.29]. Thực tiễn cho thấy, trong nhiều trường hợp một vụ đồng phạm có thể tất cả những người đồng phạm đều có cùng một loại hành vi là hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm, tổng hợp những hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất định nhưng có trường hợp chỉ có một hoặc một số người có hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm, còn những người khác thực hiện hành vi tổ chức, hành vi xúi giục hay hành vi giúp sức. Những hành vi này tác động đến người thực hiện và hỗ trợ cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi của mỗi người đồng phạm đều có tính nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau, tức là có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận của một hiện tượng thống nhất, đó là đồng phạm. Hành vi của mỗi người là bộ phận, là một khâu của hoạt động phạm tội chung nhằm thực hiện một tội phạm nhất định.[48, tr.31]. Hành vi của mỗi người đồng phạm không tách rời với hậu quả phạm tội chung mà mỗi hành vi đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả đó. Hậu quả
phạm tội xảy ra trong thực tế là kết quả do hoạt động của tất cả những người đồng phạm đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại.
Các trường hợp phạm tội do đồng phạm xảy ra trong thực tiễn rất đa dạng nên trong luật hình sự, các hình thức đồng phạm được phân biệt theo một số tiêu chí cơ bản. Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, đồng phạm được chia thành hai hình thức là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.
“Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành”[59, tr.181]. Trong đồng phạm giản đơn, có thể mỗi người thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc họ chỉ thực hiện một phần của hành vi đó và tổng hợp các hành vi của những người đồng phạm tạo thành hành vi phạm tội chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể.
Ví dụ: Tại bản án số 75/2010/HSST ngày 20/5/2010 của Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã xử lý hình sự đối với hành vi phạm tội cố ý gây thương tích của Nguyễn Thu Hiền (sinh năm 1971) và Nguyễn Thị Hiên (sinh năm 1975), hai bị cáo đều bị Tòa án xử phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Đây là vụ án đồng phạm, hành vi phạm tội của các bị cáo được thực hiện như sau: ngày 11/5/2009, Nguyễn Thu Hiền và Phạm Thị Thái xô xát với nhau tại chợ Đại Từ. Sáng 12/5/2009 Hiền và em gái là Nguyễn Thị Hiên đi lên chợ Đại Từ tìm Thái để đánh. Sau khi nhìn thấy chị Thái, cả hai cùng xông vào túm tóc, dùng chân tay đấm đá vào mặt, vào người chị Thái. Hậu quả chị Phạm Thị Thái bị tổn hại 11% sức khoẻ, xếp hạng thương tật tạm thời. Trong vụ án này, có thể thấy Hiền và Hiên đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện đồng phạm và tổng hợp hành vi cố ý gây thương tích cho nạn nhân của mỗi người tạo thành hành vi phạm tội chứa đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể.
“Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người tham gia giữ vai trò người thực hành còn những người đồng phạm khác giữ vai trò xúi giục, tổ chức hay giúp sức”[59, tr.181]. Đặc điểm cơ bản của hình thức đồng phạm này là có sự tham gia của những người đồng phạm khác ngoài người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm và giữa hành
vi của những người đồng phạm quan hệ tác động với nhau, được thể hiện rất rõ trong quá trình thực hiện tội phạm. Hành vi của mỗi người là một bộ phận của hoạt động phạm tội để gây ra hậu quả chung thống nhất. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả của tội phạm đều có quan hệ nhân quả. Hành vi của người thực hành hoặc của những người đồng thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn hành vi của người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả.[48, tr.31]. “Hành vi thực hành là hành vi trung tâm, thiếu hành vi tổ chức, xúi giục hay giúp sức, đồng phạm vẫn có thể xảy ra, nhưng thiếu hành vi thực hành thì không có đồng phạm”[48, tr.29]. Trong đồng phạm, sự tham gia của mỗi người vào việc thực hiện tội phạm không giống nhau. Có người sự tham gia của họ có tính chất quyết định đến hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội chung nhưng cũng có người mà hành vi của họ chỉ có tác động nhỏ. Tuy nhiên, hành vi của tất cả những người đồng phạm đều có tác động nhất định đến hành vi phạm tội chung và tội phạm xảy ra có sự tham gia của tất cả những người đồng phạm.
Trong đồng phạm, mỗi người phạm tội có thể chỉ có một vai trò là người tổ chức, thực hành, giúp sức hoặc xúi giục người khác phạm tội. Trường hợp đặc biệt, có thể người phạm tội đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như vừa là người