Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược giá cước điện thoại di động tại công ty viễn thông Viettel (Trang 44)

Bất kỳ một việc nào cũng vậy, từ khi bắt đầu hình thành đến khi phát triển đều phải thông qua các quá trình hoạt động. Để làm tốt công việc thì phải nghiên cứu, phân tích các nhân tố trực tiếp hay gián tiếp tác động đến, từ đó lên kế hoạch tực hiện và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra làm giảm hiệu quả công việc. Nhất là công việc kinh doanh trong lĩch vực dịch vụ- một ngành chịu chi phối của nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan. Việc tìm hiểu, phân tích đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố, từng ưu nhược điểm của bản thân doanh nghiệp sẽ giúp cho ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quát, từ đó có được sự quyết định đàu tư đúng đắn, mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Đặc điểm kinh tế- xã hội

Xã hội loài người ngày càng phát triển lên một tầm cao mới, từ đó nhu cầu để thỏa mãn về vật chất qua đi và hướng tới một tầm cao hơn đó là giải tỏa tâm l , nâng cao hiểu biết…con người muốn áp dụng muôn hình muôn dạng của khoa hoc kỹ thuật…điều này đã tác động và làm cho ngành Viễn Thông trở thành mũi nhọn của các quốc gia…giúp mọi người liên lạc với nhau một cách thuận lợi và dễ dàng nhất. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy đời sống con người ngày càng cao hơn.

Về Việt Nam mấy năm gần đây nền kinh tế tiếp tục phát triển mmột cách ổn định, cuộc sống người dân được dần cải thiện, vấn đề cơm ăn, áo mặc không còn là vấn đề nan giải nữa, mà bây giờ ngừơi ta quan tâm là: ăn ngon, mặc đẹp…các dịch vụ phục vụ con người một cách tốt nhất, đ ược nói chuyện với nhau mọi n ơi mọi lúc.

Hiện nay dịch vụ viễn thông đang được mở rộng và giá thích hợp cho mọi tầng lớp gười dân sử dụng, phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng, vì vậy những người có mức thu nhập thấp cuãng có thể sử dụng dịch vụ thoải mái nhất. Đây là cơ sở để các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính đưa các loại hình dịch vụ vào phục vụ khách hàng.

Về lao động:

Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạy động của công ty. Lực lượng lao động có trình độ cao và năng động trong quản l , vững kinh nghiệm trong kinh doanh, lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh của công ty và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay Việt Nam được coi là một nướ có lợi thế về lao động, số người ở độ tuổi lao đọng chiếm hơn 50% tổng dân số, lao động ở trình độ thất dư nhiều, giá nhân công rẻ, khi ngành viễn thông phát triển tạo điều kiện thu hút và sử dụng nguồn lao động này, vừa đảm bảo hiệu qủa kinh doanh vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội. Đây chính là lợi thế chung của đất nước ta, cũng là lợi thế mà công ty nhận được từ xã hội.

Về chính sách nhà nước

Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã tạo điều kiện cho rất nhiều doanh nghiệp vào kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, vì đây là một ngành mang lại lợi nhuận cho đất n ước đồng thời thúc đẩy nhiều ngành khác cùng phát triển.

Chính vì thế mà trong kế hoạch đầu tư của nhà nước đã lên kế hoạch mở rộng kinh doanh dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp, phá bỏ thế độc quyền.. Chẳng hạn như:

 Chính sách giá cước rẻ

 Chính sách về ơhát triển cơ sở hạ tầng: Xây dựng và nâng mới và nâng cấp các trạm viễn thông…

 Chính sách về quy hoạch, bảo vệ, đầu tư cho các nơi miện núi, vùng sâu vùng xa…

 Chính sách về bồi dưỡng nhân sự, từ đó có được đội ngũ cán bộ, nhân viên đủ năng lực, chuyên môn sâu đáp ứng nhu cầu của công việc.

Về tình hình cạnh tranh

Như đã biết ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia trong ngành viẽn thông, vì đây là một ngành mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng cao mạt khác đem lại lợi ích cho xã hội, vì vậy khi được nhà nước khuyến khích mở rộng, đầu tư vào kĩnh vực này thì có rất nhiều công ty tham gia vào hoạt động, Viettel

Telecom là doanh nghiệp trẻ hoạt động trong dịch vụ di động nên ơphải cạnh tranh rất nhiều với các đối thủ tầm cỡ như VNPT, S-Fone…Tuy nhiên các doanh nghiệp đều cạnh tranh lành mạnh cùng nhau phát triển.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật.

Các nhân tố bên ngoài như: kết cấu cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải..đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành và của công ty.

Về kết cấu cơ sở hạ tầng:

Trong những năm gần đây, nhà nước đã triển khai tốt các chương trình quy hoạch, xây dựng các trạm thu phát sóng…một cách rất hệ thống.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ là một xu thế tất yếu trong lĩnh vực viễn thông. Nếu như trước kia, các dich vụ viễn thông như điện thoại, số liệu, video, internet…được phát triển và cung cấp dựa trên hạ tầng mạng riêng let, tách biệt nhau thì nay, công nghệ mới được cho phép cung cấp nhiều dịch vụ lhac nhau trên cùng một hạ tầng mạng.

Các thiết bị đầu cuối cũng ngày càng mạnh hơn để có thể tiếp nhận đồng thời tín hiệu thoại, internet, truyền hình…Việc cung cấp tất cả các dịch vụ trong một trở thành một xu hướng tất yếu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh trong chiến lược phát triển của mình.

Về giao thông vận tải:

Hiện nay việc thiết lập các trạm thu phát sóng trên khắp cả nước từ nông thôn đến miền núi là việc cần thiết. Giao thông ngày càng thuận tiện giúp doanh nghiệp mở các trạm thu phát dễ dàng hơn, thông tin đến những nơi khó khăn nay được khắc phục.

Nếu như trước kia, không thể mở thêm các trạm thu phát ở các khu vực nông thôn, miền núi thì ngày nay các doanh nghiệp dễ dàng cung cấp dịch vụ đến mọi miền đất nước từ miền núi đến hải đảo xa xôi.

Đối thủ cạnh tranh

Viettel Mobile la một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh bực kinh doanh thông tin di động còn mới mẻ, phải tồn tại và hoạt động trên thị trường có nhiều đối

thủ tiềm năng và những doanh nghiệp lâu năm như VNPT..Hiện nay MobiFone đang là mạng dẫn đầu về doanh số trong lĩnh vực thông tin di động. Doanh thu từ

dịch vụ này của MobiFone đã đạt mức 1.000 tỉ đồng/tháng. Có thông tin cho rằng

mạng này đang chờ đợi được phê duyệt giảm cước trong quý IV/2007. Về số lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuê bao, Viettel Mobile đang dẫn đầu thị trường (khoảng 10 triệu thuê bao).

Hiện nay có 6 doanh nghiệp được giấy phép cung cấp dịch vụ di động là: VinaPhone, MobiFone, Viettel Mobile, S-Fone, EVN Telecom và Hanoi Telecom. Các doanh nghiệp này cung cấp các công nghệ GMS…để phát triển.

VinaPhone và MobiFone (thuộc VNPT) là 2 DN có bề dày phát triển, có chỗ đứng khá vững chắc trong lòng khách hàng. MobiFone đã có "thâm niên" 13 năm phục vụ và VinaPhone cũng là thương hiệu quen thuộc từ 10 năm nay với hàng triệu khách hàng. Thêm vào đó, thế mạnh của hai mạng này còn ở vai trò DN với tiềm lực kinh tế mạnh, nhất là trong giai đoạn hiện nay,điểm ngắm của các nhà đầu tư trên sàn giao dịch chứng khoán cũng đang nhắm vào hai mạng diđộng lớn.

Cuối năm 2006, hai mạng di động của VNPT là Vinaphone và MobiFone đã nâng tổng số trạm phát sóng lên khoảng 5.000 trạm tại 64 tỉnh, trên toàn quốc. Thế mạnh của 2 mạng này càng được nâng lên khi mà mới đây, Bộ Bưu chính Viễn thông đã quyết định cho 2 mạng này được sử dụng thêm 2 đầu số mới 093 và 094. MobiFone là mạng di động vừa được bình chọn là mạng có chất lượng tốt nhất năm 2006 hiện đã đạt hơn 4,7 triệu thuê bao và đang dự kiến đạt 5 triệu thuê bao.

Sau gần 4 năm có mặt trên thị trường thông tin di động, Viettel Mobile đã vươn lên giữ vị trí số 1 về số lượng thuê bao và vùng phủ sóng. Những “cơn lốc” kỷ lục phát triển của viễn thông Việt Nam liên tục được lập nên bởi Viettel Mobile. Vị trí thứ 2 về số lượng thuê bao trên thị trường thông tin di động hiện đang thuộc về MobiFone. Số thuê bao của MobiFone, không chênh lệch nhiều so với Viettel Mobile, nhưng điều mà MobiFone có thể tự hào là mạng di động có doanh thu lớn n hất.

Tuy đứng đầu về số thuê bao, nhưng cả Viettel Telecom bao gồm tất cả các dịch vụ như di động, cố định và Internet mới đạt doanh thu là 1.000 tỷ đồng/tháng. Trong đó, doanh thu từ di động vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 80% (tương đương

với 800 tỷ đồng). Viettel đang ấp ủ tham vọng sẽ vượt qua MobiFone cả về số lượng thuê bao và doanh thu vào cuối năm 2007.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược giá cước điện thoại di động tại công ty viễn thông Viettel (Trang 44)