Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Viễn Thông Viettel

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược giá cước điện thoại di động tại công ty viễn thông Viettel (Trang 36)

2.2.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức GIÁM Đ ỐC CÔNG TY PGĐ CHI ẾN L Ư ỢC KĐ PGĐ BÁN HÀNG PGĐ ĐH K Ỹ THUẬT PGĐ TÀI CHÍNH PG Đ CH ÍNH TR Ị Phòng chăm sóc khách hàng Phòng quản lý bán hàng Phòng Marketing Phòng đầu t ư Phòng k ỹ thu ật Ban thanh tra Phòng chính tr ị Phòng tài chính Phòng t ổ ch ức lao động Phòng k ế ho ạch M Ô H ÌN H T C H C C Ô N G T Y V IE T T E L T E L E C O M

2.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban.

Ban giám đốc: có chức năng tổ chức điều hành quản lý, khai thác kinh doah dịch vụ điện thoại đường dài, điện thoại cố định, điện thoại di động, dịch vụ Internet, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc tổng công ty về mọi mặt hoạt động của công ty.

Giám đốc công ty

Nhiệm vụ:

Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của công ty, tổ chức triển khai, quản lý các mặt công tác trong đó quản lý trực tiếp công tác tổ chức và tài chính.

Quản lý con người, tài sản của công ty, chấp hành mọi pháp luật của Quân đội và Tổng công ty.

Chăm lo xây dựng đơn vị đoàn kết, nề nếp, kỹ cương vững mạnh toàn diện, có cuộc sống tinh thần đáp ứng yêu cầu,, nhiệm vụ.

Quyền hạn:

Được quyền giả quyết và đề nghị ban giám đốc tổng công ty giải quyết những vấn đề kỹ thuật có liên quan.

Được quyền quan hệ với các cơ quan bên ngoài để giải quyết nhiẹm vụ theo quy định của ban giám đốc tổng công ty.

Phó giám đốc kỹ thuật

Nhiệm vụ:

Giúp phó giám đốc công ty quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật phục vụ kinh doanh của đơn vị và phục vu cho nhiệm vụ quân sự.

Tổ chức quản lý và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, chất lượng dịch vụ, tính cước. Lập kế hoạch về đầu tư thiết bị đảm bảo an toàn hệ thống kinh doanh, đầu tư thiết bị, thiết kế kỹ thuật và lắp đặt thử nghiệm cho các dịch vụ mới.

Giúp giám đốc công ty trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật và phòng tin học của công ty.

Quyền hạn:

Được quyền quyết định những vấn đề liên quan đến kỹ thuật tin học thuộc công ty sau khi báo cáo Phó giám đốc kỹ thuật Tổng công ty và Giám đốc công ty.

Được quyền giải quyết các vấn đề liên quan tới nhiệm vụ hoặc với bên ngoài khi được giám đốc công ty uỷ quyền.

Trách nhiệm:

Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và ban giám đốc Tổng công ty toàn bộ hoạt động trong phạm vi quản lý.

Phó giám đốc chính trị:

Nhiệm vụ:

Giúp giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức, quản lý hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của công ty và tổ chức quần chúng thuộc công ty.

Thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đơn vị, công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, kiểm tra bảo vệ an ninh nội bộ, công tác chính sách dân vận và ti đua.

Chỉ đạo trực tiếp ban chính trị của công ty. Trách nhiệm:

Chịu trách nhiệm trước chi bộ, Tổng giám đốc công ty về công tác Đảng, công tác chính trị và thi đua của đơn vị.

Phó giám đốc tài chính:

Nhiệm vụ

Giúp giám đốc công ty quản lý điều hành công tác tài chính kế toán của công ty. Chỉ đạo quản lý các hoạt động nghiệp vụ của phòng tài chính thuộc công ty và công tác tài chính của các TTVT Tỉnh/ TP trực thuộc theo yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chấp hành quy định của pháp luật, Quân đội và Tổng Công Ty về hoạt động tài chính kế toán.

Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thanh quyết toán với bưu điện các tỉnh và nội bộ công ty.

Quyền hạn:

Được quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao theo phân cấp uỷ quyền cụ thể của giám đốc công ty.

Được quyền đề nghị giám đốc công ty giải quyết các vấn đề liên quan nhằm ăng cường công tác quản lý tài chính kế toán.

Được quyền đề xuất các vấn đề về cơ chế quản lý nhằm tăng cường hiwuj quả công việc của phòng tài chính công ty và của các TTVT Tỉnh thành trực thuộc.

Được giải quyết những công việc với bên ngoài khi được giám đốc công ty uỷ quyền.

Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác tài chính, tính hợp pháp của các số liệu, văn bản, chứng từ hoá đơn thanh quyết toán.

Chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính kế toán của công ty.

Phó giám đốc bán hàng.

Phó giám đốc bán hàng giúp giám đốc công ty giải quyết các vấn đề về giới thiệu sản phẩm dịch vụ của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình khách hàng sử dụng dịch vụ di động của công ty. Bên cạnh đó chịu trách nhiệm về quản lý, điều hành phòng bán hàng, giới thiệu sản phẩm.

Chỉ đạo quản lý hoạt động bán hàng

Phó giám đốc chiến lược kinh doanh

Tham mưu giúp ban giám đốc xây dựng chiến lược kinh doanh các loại hình dịch vụ của công ty. Phát hiện, nghiên cứu, đánh giá những cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh, nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh.

Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Tổ chức khối phòng ban công ty gồm:

o Phòng tổ chức lao động: Có hức năng tham mưu giúp ban giám đốc công

ty quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các mặt về công tác tổ chức, biên chế lao động, tiền lương, đào tạo và thực hiện các chế độ chính sách với người lao động.

o Phòng kế hoạch: Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế hoạch là lập kế hoạch và tổ chức triển khai giám sát việc thực hiện kế hoạch. Ngoài ra còn quản lý các lĩnh vực: trang thiết bị vật tư cho TTVT Tỉnh, thành phố, báo cáo trước ban giám đốc công ty về kế hoạch triển khai công việc của các phòng ban và các đơn vị thành viên, làm việc với VNPT và Bưu điện các tỉnh về vấn đề mở mạng, chịu trách nhiệm lập các báo cáo tuần, tháng, quý, năm, theo dõi và quản lý hợp đồng…

o Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật có nhiệm vụquản lý khai thác hệ thống

mạng lưới nghiên cứu phát triển, thiết kế thi công, lắp đặt, phục vụ công tác mở mạng và nâng cấp mạng lưới, thường xuyên cập nhậy tình hình, báo cáo tình trạng hoạt động của thiết bị, phân công theo dõi công tác trực kỹ thuật đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt 24/24 giờ.

o Phòng tài chính:

-Chức năng

Có chức năng tham mưu, giúp ban giám đốc công ty quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các mặt về công tác tài chính và hoạt động kế toán công ty theo quy định của nhà nước và quy chế của Tổng công ty.

-Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của phòng tài chính là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, theo dõi đối tượng và nội dung công việc theo chuẩn mự và chế độ kế toán. Kiểm tra giám sát các khoản thu ch tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện à ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cấu quản trị và ra quyết định kinh tế tài chính của công ty. Hướng dẫn và chie đạo nghiệp vụ cho các TTVT Tỉnh- thành phố, kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính của TTVT Tỉnh- thành phố. Lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm theo quy định của luật kế toán và của tổng công ty. Đào tạo, sắp xếp đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác ài chính đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công ty.

o Phòng đầu tư:

Phòng đầu tư tham mưu giúp ban giám đốc nghiên cứu các dự án trong công ty nhằm phát triển các loại hình dịch vụ của công ty. Hướng dẫn, phối hợp lập dự án đầu tư, thẩm định đánh giá hiệu quả, kiểm tra việc triển khai các dự án đầu tư và tổng hợp số liệu hoàn thiện hồ sơ tài liệu hoàn công dự án

o Phòng chính trị:

Phòng chính trị tham mưu giúp Đảng uỷ, ban giám đốc xây dựng công tác Đảng, công tác chính trị. Thực hiện công tác tuyên huấn, cán bộ, bảo vệ an ninh, tổ chức thi đua và tổ chức chỉ đạo các tổ chức quần chúng hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình.

o Phòng Marketing:

Phòng Marketing giúp ban giám đốc xây dựng chiến lược kinh doanh. Phòng Marketing làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích làm tăng khả năng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống Marketing là đảm bảo sản xuất và cung cấp những mặt hàng hấp dẫn có sức cạnh tranh cao cho các thị trường mục tiêu.

Phòng Marketing đưa ra các gói dịch vụ mới, thục hiện các biện pháp nghiệp vụ làm tăng số thuê bao và số phút gọi.

o Ban thanh tra.

Ban thanh tra tham mưu cho ban giám đốc các chính sách phù hợp với thịo trường, với yêu cầu, quy định của nhà nước về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

o Phòng quản lý bán hàng.

Phòng quản lý bán hàng xây dựng và quản lý cách thức giới thiệu dịch vụ gói cước mới, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm mới của công ty. Giám sát đông đốc việc thực hiện bán hàng ỏ các phòng giới thiệu sản phẩm của công ty.

Chịu sự quản lý của ban giám đốc.

o Phòng chăm sóc khách hàng:

Xây dựng quy trình, nội dung và quản lý các văn bản hợp đồng cung cấp dịch vụ, giám sát đôn đốc việc cập nhật cơ sở dữ liệu các dịch vụ liên quan; ADSL,

178, PSTN…vào hệ thống lưu trữ. Giám sát việc thực hiện quy trình của các chi nhánh, quản lý dữ liệu.

2.2.3.3. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Viettel Telecom là thành viên lớn nhất của Tổng Công ty với đóng góp xấp xỉ 70% tổng doanh thu. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Viettel trong năm 2007 là đạt mốc doanh thu 1 tỷ USD.

Mạng di động của Tổng Công ty Viettel hiện nay đã phủ sóng 64/64 tỉnh, thành phố, trong đó có hệ thống đồn biên phòng khu vực Tây Nguyên, biên giới phía Bắc, Tây Nam rộng lớn cùng các đảo xa như Côn Đảo, Phú Quốc, Cô Tô, Bạch Long Vĩ…với 3500 trạm phủ sóng toàn quốc và trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có nhiều trạm phát sóng nhất tại Việt Nam. Viettel đặt mục tiêu trong năm 2007 sẽ vươn lên trở thành nhà cung cấp điện thoại di động số 1 Việt Nam. Đến tháng 4-2007, tổng số thuê bao điện thoại của Viettel là hơn 11 triệu thuê bao, trong đó hơn 10 triệu là thuê bao di động. Doanh thu dự kiến đạt trong năm 2007 là 1 tỷ USD.

Ngoài ra, dịch vụ bưu chính của Viettel còn đảm bảo phát hành báo chí cho toàn quân trên địa bàn toàn quốc. Tổng công ty luôn xác định vừa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vừa phải làm tốt nhiệm vụ quốc phòng. Song song với phát triển kinh tế, Viettel còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo, hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”.

Ấn tượng nhất chính là ngày 15/10/2004 VIETTEL chính thức kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, chỉ hơn một tháng sau khi vào hoạt động, VIETTEL đã có 100.000 khách hàng; gần 1 năm sau đón khách hàng 1 triệu; ngày 21/7/2006 đón khách hàng thứ 4 triệu và đến cuối tháng 12/2007 đã vượt con số trên 7 triệu khách hàng. Là mạng di động phát triển nhanh nhất, chỉ sau hơn 2 năm chính thức kinh doanh đã có trên trên 3000 trạm BTS trên toàn quốc và trên 7 triệu khách hàng, theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì VIETTEL mobile là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trên thế giới.

Viettel Telecom ra đời sẽ tiếp tục sứ mệnh mà Viettel luôn theo đuổi là trở thành nhà cung cấp viễn thông số một tại Việt nam và có tên tuổi trên thế giới. Đến

nay, Viettel đã đứng số một ở mảng dịch vụ di động với hơn 13 triệu khách hàng đăng ký và gần 4000 trạm phát sóng, là một trong 20 mạng di động phát triển nhanh nhất thế giới năm 2006. Một số dịch vụ khác cũng đạt được những kết quả khả quan: dịch vụ điện thoại cố định có hơn 190.000 thuê bao, dịch vụ Internet băng rộng có trên 140.000 thuê bao.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Viettel Telecom sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho mạng lưới kỹ thuật, mạng lưới kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng, hấp dẫn với chất lượng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất.

Công ty tăng cường hơn nữa hoạt động chăm sóc khách hàng tại từng địa bàn cụ thể, sao cho phục vụ khách hàng ngày càng sâu sát hơn, hoàn thiện hơn những dịch vụ đang được Viettel Telecom cung cấp như:

- Dịch vụ điện thoại di động ( 097&098);

- Dịch vụ điện thoại cố định PSTN (25xxxxx – 29xxxxx);

- Dịch vụ điện thoại cố định đường dài trong nước và quốc tế 178

- Dịch vụ kết nối Internet quốc tế (IXP);

- Dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp (Leased line); - Dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng (ADSL);

- Dịch vụ GTGT (Tên miền, thuê chỗ đặt máy chủ, lưu trữ Website…); - Dịch vụ truuy nhập Internet không dây WIFI, WIMAX;

- Dịch vụ điện thoại cố định không dây (Home phone)…

2.2.3.4. Một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành viễn thông:

 Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

 Công ty Đầu tư phát triển công nghệ (FPT)

 Công ty viễn thông điện lực (EVN Telecom)

 Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)

 Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel)

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác định giá của Công ty. định giá của Công ty.

2.2.4.1. Nhân tố khách quan

Bất kỳ một việc nào cũng vậy, từ khi bắt đầu hình thành đến khi phát triển đều phải thông qua các quá trình hoạt động. Để làm tốt công việc thì phải nghiên cứu, phân tích các nhân tố trực tiếp hay gián tiếp tác động đến, từ đó lên kế hoạch tực hiện và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra làm giảm hiệu quả công việc. Nhất là công việc kinh doanh trong lĩch vực dịch vụ- một ngành chịu chi phối của nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan. Việc tìm hiểu, phân tích đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố, từng ưu nhược điểm của bản thân doanh nghiệp sẽ giúp cho ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quát, từ đó có được sự quyết định đàu tư đúng đắn, mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Đặc điểm kinh tế- xã hội

Xã hội loài người ngày càng phát triển lên một tầm cao mới, từ đó nhu cầu để thỏa mãn về vật chất qua đi và hướng tới một tầm cao hơn đó là giải tỏa tâm l , nâng cao hiểu biết…con người muốn áp dụng muôn hình muôn dạng của khoa hoc kỹ thuật…điều này đã tác động và làm cho ngành Viễn Thông trở thành mũi nhọn của các quốc gia…giúp mọi người liên lạc với nhau một cách thuận lợi và dễ dàng nhất. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy đời sống con người ngày càng cao hơn.

Về Việt Nam mấy năm gần đây nền kinh tế tiếp tục phát triển mmột cách ổn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược giá cước điện thoại di động tại công ty viễn thông Viettel (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)