Nguyên tắc tập trungdân chủ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 56)

III. NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

3.Nguyên tắc tập trungdân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ được tất cả các Nhà nước xã hội chủ nghĩa sử dụng rộng rãi và vì thế được ghi nhận trong Hiến pháp của tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại Điều 6 đã ghi nhận: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hoà giữa sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên và sự bảo đảm quyền dân chủ rộng rãi nhằm đảm bảo phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý nhà nước.

Nguyên tắc tập trungdân chủ thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Tất cả các cơ quan đại diện đều do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, đầu phiếu. Trong hoạt động của mình, theo định kỳ các cơ quan đại diện phải báo cáo hoạt động của mình trước cử tri, cử tri có quyền giám sát các đại biểu do mình bầu ra trong cơ quan đại diện.

- Cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng cơ quan nhà nước cấp trên, các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên có hiệu lực bắt buộc đối với cơ quan nhà nước cấp dưới.

- Các văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái về nội dung với những văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.

- Trong quá trình thực hiện các quyết định của cấp trên, cơ quan nhà nước cấp dưới có quyền phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp với tình hình cụ thể ở cơ sở trên cơ sở bảo đảm sự phân công, phân cấp rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cuả mỗi cấp.

- Các cơ quan nhà nước cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định của mình của cơ quan nhà nước cấp dưới. Thực hiện chế độ thông tin hai chiều thông suốt phục vụ cho công tác lãnh đạo kịp thời của cấp trên và giám sát hoạt động của cấp dưới, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 56)