HÌNH THỨC VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I HÌNH THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 94)

III. HỆ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Khái niệm chung

2. Hệ nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa

HÌNH THỨC VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I HÌNH THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa

Pháp luật có những hình thức biểu hiện ra bên ngoài đặc thù của mình, đó là những nguồn của pháp luật. Hình thức pháp luật nói chung được hiểu là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình thành pháp luật. Trong lịch sử có 3 hình thức được giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của mình thành pháp luật là: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa có bản chất khác hẳn với bản chất của các kiểu pháp luật trước đó, vì vậy, nó cũng đòi hỏi phải có những hình thức thể hiện phù hợp với bản chất đó.

Tập quán pháp về nguyên tắc không phù hợp với pháp luật xã hội chủ nghĩa vì nó ít biến đổi và mang tính cục bộ. Đối với những tập quán và truyền thống tốt đẹp nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn thừa nhận nhưng sự thừa nhận đó được thể hiện bằng cách thể chế hoá chúng trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Việt Nam chúng ta, về cơ bản cũng không thừa nhận tập quán pháp. Trong giai đoạn trước, tập quán pháp hoàn toàn không được sử dụng. Tuy nhiên, do sự đa dạng của các quan hệ xã hội, vì vậy những tập quán có nội dụng phù hợp với những nguyên tắc đạo đức tiến bộ và không trái với pháp luật được thừa nhận để bổ sung cho pháp luật. Chẳng hạn Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”. Cũng trên tinh thần đó, Điều 6 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ghi nhận: “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những quy định tại luật này thì được tôn trọng và phát huy”.

Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử cấp trên khi giải quyết các vụ việc cụ thể, làm cơ sở để áp dụng đối với các trường hợp tương tự.

Hình thức này xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp, vì vậy, nếu không có một cơ chế minh bạch để kiểm soát nó dễ tạo ra sự tuỳ tiện, lạm quyền từ phía các nàh chức trách và các cơ quan chức năng, ảnh hưởng tới tính thống nhất của pháp luật, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật. Do đó tiền lệ pháp cũng không được coi là một hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa chưa thể hoàn chỉnh trong một thời gian ngắn. Đứng trước những yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết ngay một số vụ việc cần thiết, trong nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn còn sử dụng hình thức này với những dạng mới, ví dụ: Tổng kết quá trình giải quyết một số vụ việc cụ thể, điển hình để đề ra đường lối hướng dẫn giải quyết các vụ việc tương tự khi còn thiếu pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật, hình thức pháp luật tiến bộ nhất, là hình thức cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.

Từ định nghĩa trên rút ra những nhận xét sau:

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nghĩa là chỉ có những văn bản nào được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo luật định) ban hành mới có thể là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung (các quy phạm pháp luật). Điều này để phân biệt với những văn bản mặc dù có ý nghĩa pháp lý nhưng không chứa đựng các quy tắc xử sự chung thì cùng không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Lời kêu gọi, lời hiệu triệu, thông báo, tuyên bố của nhà nước xã hội chủ nghĩa ... mặc dù có ý nghĩa pháp lý nhưng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống, trong mọi trường hợp. Khi có sự kiện pháp lý xảy ra văn bản quy phạm pháp luật lại được áp dụng.

- Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật.

2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam theo Hiến Pháp 1992 và Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (có hiệu lực từ ngày 1-1-1997, sửa đổi, bổ sung năm 2002) bao gồm:

- Văn bản do Quốc Hội ban hành: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết.

- Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết. - Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc Hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được chia ra thành 2 loại là các văn bản luật và văn bản dưới luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)