Hiệu lực về thời gian

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 96)

III. HỆ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Khái niệm chung

2. Hệ nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa

3.1. Hiệu lực về thời gian

Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó.

Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định rất khác nhau, thông thường được thể hiện dưới 2 hình thức: Ghi rõ trong văn bản thời điểm phát sinh hiệu lực và không ghi rõ thời điểm đó. Những văn bản quy phạm pháp luật mà trong đó không ghi rõ thời điểm phát sinh hiệu lực cần chú ý tới đặc điểm riêng của từng loại văn bản. Đối với văn bản Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Uy ban thường vụ Quốc hội thời điểm phát sinh hiệu lực được tính từ khi chúng được công bố chính thức bởi lệnh công bố của Chủ tich nước, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lức khác. Còn đối với các văn bản dưới luật thì việc xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của chúng phải được xem xét cụ thể hơn, cụ thể: “Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có

hiệu lực khác” (Khoản 2, Điều 75, LBHVBQPPL); “Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó” ( Khoản 3, Điều 75). Tuy nhiên, cũng tại quy định này cho phép đối với các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.

Văn bản quy phạm pháp luật có thể bị ngưng hiệu lực khi nó bị đình chỉ thi hành cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản bị ngưng hiệu lực sau thời gian bị đình chỉ thi hành có thể sẽ tiếp tục có hiệu lực hoặc sẽ hết hiệu lực khi nó bị huỷ bỏ (Điều 77).

Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cũng được xác định theo các cách sau: Nếu trong văn bản đã ghi rõ thời hạn hiệu lực, thì đến thời điểm đã được xác định đó, văn bản sẽ chấm dứt hiệu lực của mình; Đối với các văn bản không có điều khoản xác định rõ điều đó thì nó chỉ bị chấm dứt hiệu lực toàn bộ hay một phần khi có một văn bản mới thay thế nó, hoặc có một số quy phạm mới được ban hành để thay thế một bộ phận quy phạm của nó; Bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp đối với văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hay một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới.

Theo nguyên tắc chung, văn bản quy phạm pháp luật không có hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước). Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết có thể áp dụng hiệu lực hồi tố đối với một số quy phạm pháp luật chứ không đặt thành quy định chung với toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định tại Điều 76, Luật BHVBQPPL không được quy định hiệu lực hồi tố đối với các trường hợp:

a. Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.

b. Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn hoặc hình phạt nặng hơn .

3.2.Hiệu lực về không gian: Giới hạn tác động về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định bằng lãnh thổ quốc gia hay địa phương hoặc theo một vùng nhất định.

Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo hai cách cơ bản: Ghi rõ trong văn bản và không ghi rõ trong văn bản. Những văn bản không chỉ ra hiệu lực về thời gian thì phải dựa vào thẩm quyền và nội dung các quy phạm trong văn bản để xác định hiệu lực. Ví dụ, văn bản do Quốc hội hay Chính phủ ban hành có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc, trừ một số văn bản cụ thể cần xem xét nội dung để xác định hiệu lực của chúng. Các văn bản do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền của các cơ quan đó.

3.3.Hiệu lực về đối tượng áp dụng: Đối tượng tác động của văn bản quy phạm

pháp luật bao gồm: cá nhân, các tổ chức và những mối quan hệ mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực.

Các văn bản quy phạm pháp luật thường xác định rõ đối tượng tác động, song trong một số trường hợp nhất định đối tượng tác động không được ghi rõ trong văn bản,

vì vậy cần liên hệ với hiệu lực về thời gian, không gian để xem xét, đồng thời lưu ý những quy định của các văn bản có liên quan khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)