Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 55)

III. NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

1.Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Đây là là một trong những nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này bảo đảm sự lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia công việc quản lý nhà nước, tập trung sức mạnh trí tuệ, sức lực của nhân dân và công việc của nhà nước.

Ở Việt Nam, nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi): “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Nhân dân thực hiện quyền lực của mình dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp như: bầu các đại diện của mình vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, trực tiếp làm việc tại các cơ quan nhà nước, thảo luận, đóng góp ý kiến cho các dự án luật, các văn kiện nhà nước, tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và đặc biệt là thông qua hình thức trưng cầu ý dân, nhân dân trực tiếp quyết định các công việc quan trọng nhất của nhà nước.

Ngoài quy định tại Điều 2, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) còn quy định nguyên tắc này tại các điều: Điều 3, Điều 6, Điều 11, Điều 53, cụ thể Điều 6 ghi: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là những cơ

quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm ttrước nhân dân”; Điều 53 ghi nhận: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân”.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 55)