Sử dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 123)

là nguyên tắc hiến định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” (Điều 12 Hiến pháp năm 1992).

Qua các luận điểm trên cho thấy, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Nói cách khác, việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật, đó là bằng hành vi cụ thể của mình, các chủ thể pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đã bằng các hành vi của mình thực hiện các quy phạm pháp luật phù hợp với các quy định đã được đưa ra.

Các quy phạm pháp luật hết sức phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng rất phong phú. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:

- Tuân thủ pháp luật

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Ở hình thức thực hiện này đòi hỏi chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động, ví dụ như không tiến hành những hành vi trôm cắp tài sản, cướp của, giết người...chính là đã tuân thủ pháp luật.

- Thi hành pháp luật

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp luật đòi hỏi chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng hành động tích cực, chẳng hạn như cá nhân thực hiện nghĩa vụ quân sự, ghi tên vào danh sách nhập ngũ, hoặc người kinhn doanh thực hiện nghĩa vụ thuế... chính là đã thi hành pháp luật.

- Sử dụng pháp luật

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).

Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị bắt buộc phải thực hiện, chẳng hạn như công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo...

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 123)