Để áp dụng pháp luật chính xác, đạt hiệu quả cao cần phải tiến hành những bước sau:
1. Phân tích, đánh giá đúng, chính xác những tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của vụ việc thực tế đã xảy ra. của vụ việc thực tế đã xảy ra.
Để giải quyết đúng đắn sự việc cụ thể có tính chất pháp lý, nhất thiết phải hiểu đúng bản chất của sự việc và cần tìm hiểu tất cả các tình huống, chứng cứ của sự việc đúng như thực tế của nó.
Khi cần điều tra xem xét cần bảo đảm tính khách quan, công bằng đối với các tổ chức và cá nhân liên quan đến vụ việc.
Việc xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc cũng đòi hỏi phải nghiên cứu xác định vụ việc đó thực sự có ý nghiã pháp lý hay không? Không thể áp dụng pháp luật đối với những vụ việc không có đặc trưng pháp lý. Do đó, giai đoạn này yêu cầu:
- Nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ những tình tiết của vụ việc. - Xác đinh đặc trưng pháp lý của vụ việc.
- Tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc.
Sau khi xem xét tất cả những tình tiết của vụ việc, nếu xác địng vụ việc có đặc trưng pháp lý cần áp dụng pháp luật thì chuyển sang giai đoạn thứ hai.
2. Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng. ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng.
Trước tiên, phải xác định ngành luật nào điều chỉnh vụ việc này, sau đến lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc. Tiếp theo, phải làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật được lựa chọn. Điều này có mục đích bảo đảm áp dụng đúng đắn pháp luật.
Tóm lại, giai đoạn thứ hai của quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu: a, lựa chon đúng quy phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp đó; b, xác định quy phạm pháp luật đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; c, nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật.
3. Ra văn bản áp dụng pháp luật
Đây là giai đoạn quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật. Ở giai đoạn này, những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm được ấn định.
Khi ra văn bản áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền không thể xuất phát từ động cơ cá nhân hoặc quan hệ riêng tư. Văn bản áp dụng pháp luật phù hợp với lợi ích của nhà nước, tập thể, cá nhân được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi, có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý, theo đúng mẫu đã quy định. Nội dung của văn bản phải rõ ràng, chính xác, nêu rõ trường hợp cụ thể, chủ thể cụ thể và chỉ được thực hiện một lần.
4. Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật. Giai đoạn này gồm những hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo về mặt vật chất, kỹ thuật cho việc thực hiện đúng văn bản áp dụng pháp luật hiện hành. Ví dụ: Tổ chức thi hành bản án đã tuyên, dẫn người bị kết án tới trại cải tạo...Đồng thời cũng cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật. Đó là một trong những bảo đảm quan trọng để quyết định đó được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống.