Xây dựng pháp luật và hệ thống hoá pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 101)

II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

4.Xây dựng pháp luật và hệ thống hoá pháp luật

4.1. Xây dựng pháp luật

Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của nhà nước. Việc tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật phản ánh được những nhu cầu phát triển khách quan của xã hội là vấn đề có ý nghiã quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của quản lý nhà nước. Đó là hoạt động soạn thảo và ban hành các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhà chức trách), các tổ chức xã hội được trao quyền.

Để có được những văn bản quy phạm pháp luật tốt có chất lượng cần:

- Nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện, sâu sắc, các quy luật, các hiện tượng xã hội, kinh tế, chính trị, tư tưởng của thực tiễn khách quan để từ đó rút ra những giá trị chuẩn mực từ trong nhu cầu của xã hội.

- Nghiên cứu động thái các hành vi pháp luật trong đó có cả hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp để từ đó có thể dự kiến được diễn biến các hành vi đó trongtương lai.

- Phân tích và đánh giá đúng hiệu lực và hiệu quả của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng các quy phạm và chế định hiện hành.

- Trên cơ sở những việc làm kể trên tiến hành kế hoạch hoá hoạt động xây dựng pháp luật.

Xây dựng pháp luật được coi là một quá trình vì nó bao gồm hàng loạt các động tác, thủ tục cần thiết diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định để tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật mới.

Quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đề xuất yêu cầu ban hành một văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi một văn bản pháp luật hiện hành và thông qua quyết định về soạn thảo dự án liên quan đến yêu cầu đã đề xuất. Trong quyết định soạn thảo dự án pháp luật, luật xác định rõ cơ quan có trách nhiệm soạn thảo văn bản đó.

Giai đoạn 2: Soạn thảo dự án văn bản pháp luật.

Việc soạn thảo dự án luật bao gồm soạn thảo văn bản, thảo luận sơ bộ và lấy ý kiến các cơ quan và cá nhân cần thiết về văn bản đó. Sau đó trình dự án đã soạn thảo và những luận chứng cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Giai đoạn 3: Thảo luận và thông qua dự án văn bản pháp luật.

Giai đoạn 4: Công bố văn bản pháp luật.

Hoạt động xây dựng pháp luật là một hình thức hoạt động cơ bản của nhà nước. Hoạt động xây dựng pháp luật phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, bao gồm:

- Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Hoạt động xây dựng pháp luật là kênh quan trọng nhất mà thông qua đó chủ trương và chính sách của Đảng được Nhà nước đưa vào cuộc sống.

- Nguyên tắc khách quan: Hoạt động xây dựng pháp luật chỉ mang tính khách quan khi văn bản quy phạm pháp luật đã thông qua, phản ánh được các nhu cầu và điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội.

- Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này thể hiện ở sự tham gia của nhân dân lao động và các tổ chức xã hội vào hạot động xây dựng pháp luật. Phải đề cao vai trò của các tầng lớp nhân dân lao động và tổ chức của họ trong hoạt động xây dựng pháp luật và giải quyết những vấn đề của hoạt động đó.

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan xây dựng pháp luật chỉ được ban hành những văn bản đúng thẩm quyền của mình. Khi thực hiện hoạt động xây dựng pháp luật phải tuân thủ nghiêm chỉnh thủ tục do pháp luật quy định. Các văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản dưới luật phải phù hợp với Hiến pháp và các văn bản luật.

4.2. Hệ thống hoá pháp luật

Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm hoàn thiện pháp luật, đưa chúng vào một hệ thống nhất định.

Công tác hệ thống hoá pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có sự nhìn nhận tổng quát đối với pháp luật hiện hành, phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật để từ đó có biện pháp khắc phục, hoàn thiện.

Công tác hệ thống hoá pháp luật hướng tới các mục đích:

- Tạo ra một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân đối, hoàn chỉnh, thống nhất trong đó các đạo luật đóng vai trò chủ đạo.

- Khắc phục tình trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật.

- Làm cho nội dung pháp luật phù hợp với những yêu cầu của đời sống, có hình thức rõ ràng, dễ hiểu, tiện lợi cho việc sử dụng.

Khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa phân biệt 2 hình thức hệ thống hoá pháp luật, đó là tập hợp hoá và pháp điển hoá.

Tập hợp hoá là xắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật, các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tự nhất định (theo cơ quan ban hành, theo thời gian ban hành, theo cấp độ hiệu lực pháp lý...). Hình thức hệ thống hoá này không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm đã hết hiệu lực hoặc rõ ràng là mâu thuẫn với văn bản cấp trên.

Pháp điển hoá là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó không những tập hợp các văn bản đã có theo một ttrình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn mà còn chế định thêm những quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống được phát hiện trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi những quy phạm hiện hành, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng... Kết quả của công việc pháp điển hoá là một văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời. Đó là một bộ luật tương ứng với một ngành luật nhất định hay là một bản điều lệ tập hợp các quy phạm cho một lĩnh vực nhất định, trong đó các quy phạm pháp luật được xắp xếp lô gíc, chặt chẽ và nhất quán. Như vậy, khái niệm pháp điển hoá rất gần với khái niệm sáng tạo pháp luật.

Công tác hệ thống hoá pháp luật không chỉ đơn thuần dựa trên những kiến thức pháp lý mà phải sử dụng cả những tri thức kinh tế, xã hội học, tâm lý học... Văn bản quy phạm pháp luật đã hệ thống hoá cần phản ánh được các nhu cầu xã hội, có cơ sở và bao quát được những quan hệ xã hội cần điều chỉnh, không mâu thuẫn với những văn bản quy phạm pháp luật khác.

CÂU HỎI ÔN TẬP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Khái niệm hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa?

2. Phân tích hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. 3. Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa?

3. Trình bày các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

4. Phân tích các nguyên tắc xây dựng pháp luật.

CHƯƠNG XVI

Ý THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨAI. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Khái niệm ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa

Y thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là một hình thái ý thức xã hội được phát sinh và hình thành cùng với ý thức chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cũng như bất kỳ hình thái ý thức xã hội nào khác, ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa do tồn tại xã hội quyết định.

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.

Trong xã hội nói chung trong xã hội xã hội chủ nghĩa nói riêng có nhiều học thuyết, tư tưởng và quan điểm khác nhau về pháp luật. Sở dĩ như vậy vì điều kiện sinh hoạt về vật chất và tinh thần của mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội không hoàn toàn giống nhau dẫn đến sự nhận thức pháp luật cũng có những khác biệt nhất định.

Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì không thể có ý thức pháp luật thống nhất.Ý thức pháp luật của các giai cấp đối kháng luôn luôn mâu thuẫn với nhau, trong đó chỉ có ý thức pháp luật thống trị mới đưrợc thể hiện đầy đủ trong pháp luật; ý thức pháp luật thống trị trong xã hội là ý thức pháp luật của giai cấp nắm quyền.

Trong chủ nghĩa xã hội, ý thức pháp luật thống trị là ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa mang tính chính trị sâu sắc. Nội dung của ý thức pháp luật luôn phản ánh những nhu cầu về chính trị, thể hiện mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với các quy định của pháp luật do nhà nước ban hành có liên quan trực tiếp đến dời sống chính trị, xã hội. Chẳng hạn những quy định về hình thức nhà nước, chế độ bầu cử, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ... Ý thức pháp luật cũng thể hiện những nhu cầu về kinh tế, đạo đức, văn hoá của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa không chỉ mang tính giai cấp mà đồng thời còn bao gồm cả những yếu tố tâm lý xã hội như cảm giác, tình cảm, quan niệm thể hiện những mối quan hệ cụ thể của con người đối với các quy phạm pháp luật, đối với quyền và nghĩa vụ.

Ý thức pháp luật có 2 đặc trưng cơ bản.

Thứ nhất, ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội vì vậy nó luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội.

Mặt khác, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thể hiện:

- Ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Thực tế cho thấy tồn tại xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức nói chung trong đó có ý thức pháp luật vẫn còn tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài. Những tàn dư của tư tưởng quá khứ được giữ lại, nhất là trong lĩnh vực tâm lý pháp luật, nơi thói quen và truyền thống còn đóng vai trò to lớn. Ví dụ những biểu hiện của tâm lý pháp luật phong kiến như sự thờ ơ, phủ nhận đối với pháp luật hiện vẫn tồn tại trong xã hội nước ta hiện nay.

- Mặt khác, tư tưởng pháp luật đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học lại có thể vượt lên trên sự phát triển của tồn tại xã hội. Hệ tư tưởng pháp luật mới có thể sinh ra trong lòng xã hội cũ.

- Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của một thời đại nào đó, song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định của ý thức pháp luật thời đại trước đó. Những yếu tố được kế thừa có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ.

- Ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, với ý thức chính trị, đạo đức và các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý như nhà nước và pháp luật.

Thứ hai, ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp. Thế giới quan pháp lý của một giai cấp nhất định được quy định bởi vị trí của giai cấp đó trong xã hội. Mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật nhưng tồn tại một số hệ thống ý thức pháp luật. Về nguyên tắc chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh đầy đủ vào trong pháp luật.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác là thống nhất với nhau, do đó ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính thống nhất cao. Sự thống nhất đó thể hiện ở những tư tưởng, quan điểm về bản chất, chức năng, vai trò và những giá trị xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa, về sự đánh giá hành vi và về tình cảm, thái độ đối với pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật đại cương (Trang 101)