Nghiên cứu kĩ việc lập dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Nam Đô – chi nhánh Hà Nội (Trang 60)

Khi thực hiện lập dự án đầu tư, DN cần phải đảm bảo được tắnh khoa học, tắnh pháp lý, tắnh thực tiễn, tắnh thống nhất và tắnh phỏng định.

Thứ nhất, tắnh khoa học của dự án được thể hiện trên những khắa cạnh chủ yếu :

Về số liệu thông tin. Những dữ liệu, thông tin để xây dựng dự án phải đảm bảo trung thực, chắnh xác, tức là phải chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ của những thông tin và những số liệu đã thu thập được (do các cơ quan có trách nhiệm cung cấp, nghiên cứu tìm hiểu thực tế...).

Về phương pháp lý giải. Các nội dung của dự án không tồn tại độc lập, riêng rẽ mà chúng luôn nằm trong một thể thống nhất, đồng bộ. Vì vậy, quá trình phân tắch, lý giải các nội dung đã nêu trong dự án phải đảm bảo logic và chặt chẽ.

Về phương pháp tắnh toán. Khối lượng tắnh toán trong một dự án thường rất lớn. Do đó, khi thực hiện tắnh toán các chỉ tiêu cần đảm bảo đơn giản và chắnh xác. Đối với các đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chắnh xác về kắch thước, tỷ lệ.

Về hình thức trình bày. Dự án chứa đựng rất nhiều nội dung, nên khi trình bày phải đảm bảo có hệ thống, rõ ràng và sạch đẹp.

Thứ hai, dự án đầu tư phải có tắnh pháp lư. Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chắnh sách và luật pháp của Nhà nước. Điều này đòi hỏi DN phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chắnh sách của Nhà nước và các văn bản luật pháp có liên quan đến các hoạt động đầu tư đó.

Thứ ba, dự án đầu tư của DN cần đảm bảo tắnh thực tiễn. Tắnh thực tiễn của dự án

đầu tư thể hiện ở khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế. Các nội dung, khắa cạnh phân tắch của dự án đầu tư không thể chung chung mà dựa trên những căn cứ thực tế, phải được xây dựng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về mặt bằng, thị trường, vốn...

Thứ tư, khi lập dự án đầu tư, DN cần phải chú trọng đến tắnh thống nhất của dự án.

Lập và thực hiện dự án đầu tư là cả một quá trình gian nan, phức tạp. Đó không phải là công việc độc lập của chủ đầu tư mà nó liên quan đến nhiều bên như cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, các nhà tài trợ...

Cuối cùng, DN cũng cần phải quan tâm đến tắnh phỏng định của dự án đầu tư. Những nội dung, tắnh toán về quy mô sản xuất, chi phắ, giá cả, doanh thu, lợi nhuận... trong dự án chỉ có tắnh chất dự trù, dự báo. Thực tế thường xảy ra không hoàn toàn đúng như dự báo. Thậm chắ, trong nhiều trường hợp, thực tế xảy ra lại khác xa so với dự kiến ban đầu trong dự án.

Khi DN đáp ứng được tất cả các tiêu chắ này trong lập dự án đầu tư, chắc chắn khả năng dự án được các NH tài trợ là rất cao; uy tắn, hình ảnh cũng như tắnh chuyên nghiệp của DN sẽ được nâng cao trong con mắt của NH.

Hoạt động cho vay của DNVVN và NH là một hoạt động mang tắnh hai chiều, tác động qua lại và tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, NH và bản thân DN đều phải có những sự cố gắng hoàn thiện để hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao nhất.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM

PGD Nam Đô Ờ CN Hà Nội luôn chịu sự chỉ đạo trong mọi hoạt động của Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM, vì thế việc mở rộng cho vay đối với DNVVN của PGD Nam Đô Ờ CN Hà Nội cần sự hỗ trỡ rất lớn từ phắa Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM. Hiện nay, Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM đã xác định DNVVN là khách hàng chiến lược, tuy nhiên về chắnh sách thực hiện thì còn nhiều bất cập. Luân văn xin đề cập một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, PGD Nam Đô Ờ CN Hà Nội cần xây dựng chắnh sách tắn dụng đối với

DNVVN. Trong đó cần ban hành quy trình cho vay cho đối tượng khách hàng này, cùng với những chắnh sách ưu đãi cụ thể. Việc ban hành những ưu đãi đối với DNVVN giúp các chi nhánh chủ động hơn trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.

Thứ hai, để chỉ đạo hiệu quả công tác cho vay DNVVN, Ngân hàng TMCP phát triển

TP.HCM cần thành lập tổ chuyên trách về cho vay DNVVN. Ban này sẽ thực hiện việc cập nhật, xử lắ thông tin, hỗ trợ công tác cho vay DNVVN ở các PGD.

Thứ ba, Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM cần tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra, giám sát hoạt động của các PGD. Việc kiểm tra phải tiến hành định kì nhằm đảm bảo chi nhánh thực hiện đúng quy định, đúng tiến độ được giao phó. Bên cạnh đó, công tác thanh tra thường xuyên giúp phát hiện những sai phạm kịp thời, ghi nhận những khó khăn để cũng PGD tháo gỡ và xử lắ.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Nam Đô – chi nhánh Hà Nội (Trang 60)