Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Nam Đô – chi nhánh Hà Nội (Trang 28 - 29)

Trong xã hội ngày nay, dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đòi hỏi con người phải tuân thủ những chuẩn mực cơ bản về đạo đức nghề nghiệp. Người hành nghề cần dựa trên nền tảng về đạo đức nghề nghiệp nhằm đàm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Đối với lĩnh vực ngân hàng - tài chắnh, là những nghề liên quan mật thiết đến hoạt động kinh tế, đạo đức nghề nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hiện nay chưa có một văn bản pháp quy nào quy định các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, tuy nhiên bản thân mỗi ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung đều đã xây dựng được những chuẩn mực cơ bản. Nhìn chung, xã hội đánh giá đạo đức của cán bộ ngân hàng dựa trên những tiêu chuẩn Ộ khách quan và trung thực, bảo mật và thận trọng, năng lực chuyên môn và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn Ợ. Trong quá trình hành nghề, cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tắn dụng, phải thực sự không bị chi phối và không bị tác động bởi bất kì lợi ắch vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng tới sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Bản thân cán bộ tắn dụng phải minh bạch trong quá trình thẩm định những doanh nghiệp có quan hệ mật thiết, hoặc được hưởng các quyền lợi kinh tế khác. Việc cán bộ tắn dụng hành xử trái với đạo đức nghề nghiệp sẽ gia tăng rủi ro trong hoạt động tắn dụng của ngân hàng.

DNVVN là đối tượng khách hàng thường không đáp ứng được yêu cầu về tắnh minh bạch của vấn đề tài chắnh và tài sản đảm bảo, do đó cần thẩm định kĩ lưỡng trước khi quyết

định cho vay. Vì vậy một số doanh nghiệp đã tìm cách cung cấp những quyền lợi cá nhân cho cán bộ tắn dụng, nhằm thuyết phục cán bộ làm sai quy định, tạo điều kiện cho DN vay vốn ngân hàng. Nếu cán bộ tắn dụng là người hành nghề không tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sẽ gây ra nhiều rủi ro cho khoản vay, giảm hiệu quả hoạt dộng cho vay DNVVN, gây thiệt hại tới toàn bộ kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Bên cạnh đó, khi nói đến rủi ro đạo đức trong hoạt động tắn dụng ngân hàng, chúng ta thường đề cập đến rủi ro đạo đức của cán bộ tắn dụng mà ắt nói đến rủi ro đạo đức của người quản lý. Một nhà quản lý làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì sẽ phòng ngừa được sự phát sinh của loại rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Nhưng trên thực tế, vì lợi ắch cá nhân hay một nhóm tập thể cán bộ quản lý đã vô tình hoặc cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho loại rủi ro này phát triển. Chẳng hạn khi nhà quản lý hay bộ phận nhóm cán bộ quản lý đã có quan hệ lợi ắch với khách hàng, mặc dù điều kiện khách hàng vay vốn có thể chưa hội tụ đủ, thậm chắ không đủ điều kiện và đã được cán bộ tắn dụng, thẩm định ghi rõ nguyên nhân trong báo cáo thẩm định là không duyệt cho vay. Thông thường thì những khoản vay đó sẽ không được phê duyệt, nhưng vì một lý do tế nhị nào đó, nhà quản lý hay nhóm cán bộ quản lý đã bằng cách này hay cách khác, hướng dẫn khách hàng hợp thức hoá hồ sơ, thậm chắ còn yêu cầu cán bộ tắn dụng, thẩm định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo.

Thực tế cho thấy, ngân hàng nào chú trọng đến công tác tắn dụng, luôn tuân thủ các quy trình từ xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, xử lý nợ nghi ngờ, nợ xấu... luôn nêu cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thì ở đó, chất lượng tắn dụng cao và kiểm soát tốt, giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, ở đâu sự quan tâm chú trọng không đầy đủ đúng mức thì ở đó, chất lượng tắn dụng thấp, rủi ro cao và thậm chắ mất cả cán bộ.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Nam Đô – chi nhánh Hà Nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w