c. Tổng quát tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn
2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những tài sản ngắn hạn mà công ty lưu giữ để sản xuất hoặc để tiêu thụ. Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Nguyễn Lê chủ yếu cung cấp dịch vụ nên tỷ trọng của hàng tồn kho không lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Tuy vậy, hàng tồn kho vẫn là hạng mục đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu của mỗi Công ty.
Trong giai đoạn 2011 – 2013, hàng tồn kho của Công ty biến đổi không đồng đều. Năm 2012, hàng tồn kho đã tăng 114,27 triệu, tương ứng tăng 287,44% so với năm 2011. Năm 2013, hàng tồn kho lại giảm 124,47 triệu, tương ứng giảm 80,82% so với năm 2012. Cụ thể:
Nguyên liệu, vật liệu: chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong của hàng tồn kho. Tỷ trọng của nguyên liệu, vật liệu có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2011, tỷ trọng nguyên liệu, vật liệu chiêm 15,89%, năm 2012 là 28,99% và năm 2013 là 56,75%. Cụ thể vào năm 2012, giá trị nguyên liệu, vật liệu tăng thêm 38,33 triệu, tương đương 607,03% so với năm 2011. Đến năm 2013 lại giảm 27,88 triệu hay 62,44% so với năm 2012.
Bảng 2.11. Cơ cấu hàng tồn kho năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Hàng tồn kho 39,75 100,00 154,02 100,00 29,55 100,00 114,27 287,44 (124,47) (80,82)
1. Nguyên liệu, vật liệu 6,32 15,89 44,65 28,99 16,77 56,75 38,33 607,03 (27,88) (62,44)
2. Công cụ, dụng cụ - - - -
3. Chi phí SXKD dở dang 33,44 84,11 109,37 71,01 12,78 43,25 75,93 227,08 (96,59) (88,32)
4.Thành phẩm - - - -
39
Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu ngày một cao hơn so với trước kia do chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến động tỷ giá. Tỷ giá thời gian qua liên tục biến động. Kéo theo đó, đồng nội tệ đã bị mất giá mạnh so với các đồng tiền khác. Điều này đã khiến cho giá nguồn nguyên vật liệu tăng nhanh, đẩy chi phí đầu tư nguyên vật liệu cao hơn. Từ đó Công ty phải tăng giá dịch vụ của mình. Trong điều kiện sức mua thị trường đang yếu, Công ty còn đang phải tìm cách thu hút khách hàng nhằm tăng lượng tiêu thụ dịch vụ thì đây thực sự là khó khăn rất lớn đối với Công ty.
Bên cạnh đó, các chi phí khác như chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng cũng tăng góp phần đẩy giá nguyên vật liệu lên cao. Trước tình hình đó, Công ty phải chủ động cắt giảm dự trữ nguyên vật liệu trong năm 2013 nhằm tiết kiệm chi phí cho Công ty.
Chi phí SXKD dở dang: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng tồn kho. Tỷ
trọng khoản mục này có xu hướng giảm, lần lượt là 84,11%, 71,01%, 43,25% trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012, Chi phí SXKD dở dang tăng thêm 75,93 triệu, tương đương 227,08% so với năm 2011. Năm 2013, khoản mục này giảm 96,59 triệu, tương đương 88,32% so với năm 2012. Vì năm 2013, Công ty thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm khuyến khích, nâng cao tay nghề, trình độ người lao động, làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, góp phần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, giảm thiểu các chi phí tài nguyên, nguồn lực cho công ty. Chính vì vậy, công ty đã giảm được chi phí SXKD dở dang.
Công cụ dụng cụ, thành phẩm: không có biến động trong giai đoạn 2011 – 2013.
Quản trị hàng tồn kho là một nội dung quan trọng trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Một trong những biện pháp chính để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là thực hiện tốt việc dự trữ, quản lý hàng tồn kho. Để biết công tác quản trị hàng tồn kho của công ty hiệu quả hay không, ta sẽ phân tích các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.12. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho năm 2011 – 2013
Chỉ tiêu Công
thức Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 1.6 62,26 41,86 43,71
Chu kỳ lưu kho (ngày) 1.7 5,78 8,60 8,24
(Nguồn: BCĐKT và tính toán của tác giả)
Qua bảng trên, ta nhận thấy vòng quay hàng tồn kho và chu kì lưu kho biến động không đồng đều.
Vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này quyết định thời điểm đặt hàng cũng như mức dự trữ an toàn cho doanh nghiệp. Vòng quay càng cao thể hiện khả năng sử dụng tài sản lưu động cao. Chỉ tiêu này cao còn phản ánh được lượng vật tư, hàng hóa được đưa vào sử
dụng cũng như bán ra nhiều, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng lên.Vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề và mặt hàng kinh doanh.
Chu kỳ lưu kho cho biết số ngày lượng hàng hàng tồn kho được chuyển đổi thành doanh thu. Từ đó cho biết số ngày cần thiết cho việc luân chuyển kho vì hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở khâu dự trữ. Hệ số này chứng tỏ việc quản lý hàng tồn kho càng tốt, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao và ngược lại.
Năm 2012, vòng quay hàng tồn kho giảm 20,40 vòng (từ 62,26 xuống còn 41,86) dẫn tới chu kỳ lưu kho năm 2012 tăng thêm 2,82 ngày (từ 5,78 lên 8,06). Năm 2012, giá vốn bán hàng của Công ty đã tăng lên trong khi đó thì hàng tồn kho bình quân lại giảm đi. Điều đó là nguyên nhân chính dẫn tới việc vòng quay hàn tồn kho giảm trong năm 2012. Đến năm 2013, vòng quay hàng tồn kho tăng nhẹ thêm 1,84 vòng (từ 41,86 lên 43,71) khiến cho chu kỳ lưu kho giảm 0,36 ngày (từ 8,80 xuống 8,24). Trong đó, giá vốn bán hàng và hàng tồn kho bình quân của Công ty năm 2013 đều giảm đi làm cho vòng quay tăng lên và chu kỳ lưu kho giảm theo.
Nhận xét: Qua việc phân tích cơ cấu hàng tồn kho và các chỉ tiêu trên ta thấy, công tác quản trị hàng tồn kho trong giai đoạn 2011 – 2013 đã được cải thiện tốt hơn. Trong giai đoạn này, vòng quay của hàng tồn kho tăng lên. Tuy nhiên, chu kỳ lưu kho tăng lên lại cao dễ gây ứ đọng hàng từ đó mà làm cho chi phí lưu kho của Công ty tăng cao gây tốn kém. Đồng thời, Công ty cũng không trích lập dự phòng cho hàng tồn kho sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết nhất là khi có sự hư hại hàng hóa của khách hàng dẫn tới làm giảm uy tín Công ty trong mắt họ.
41