Phân tích hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Nguyễn Lê (Trang 31)

c. Tổng quát tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn

2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền

Hiện nay, Công ty không có đầu tư vào các khoản tương đương tiền cho nên Công ty chỉ có vốn bằng tiền trong khoản mục này.

Vốn bằng tiền có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động SXKD của Công ty. Quản trị tốt vốn bằng tiền giúp Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời các yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hóa, thanh toán các chi phí cần thiết... mà nếu sử dụng một loại tài sản khác có tính thanh khoản thấp thì có thể làm cho các chi phí giao dịch cao hơn và mất nhiều thời gian hơn. Đồng thời quản lý tốt vốn bằng tiền còn giúp Công ty ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường, tạo điều kiện thu được chiết khấu trên hàng hóa.

Công ty thực hiện việc quản trị vốn bằng tiền qua việc xác định mức tồn quỹ hợp lý và dự đoán các nguồn nhập, xuất quỹ. Trong 3 năm, vốn bằng tiền của Công ty có xu hướng giảm. Năm 2012, vốn bằng tiền đã giảm 39,49 triệu, tương ứng 14,18% so với năm 2011. Năm 2013 lại giảm 14,54 triệu, tương ứng 6,08% so với năm 2012.Vốn bằng tiền của Công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Cụ thể:

Tiền mặt: Tiền mặt tại quỹ của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn bằng tiền. Vì việc kinh doanh của Công ty được thực hiện chủ yếu qua giao dịch ngân hàng nên lượng tiền mặt dự trữ tại Công ty nhằm thanh toán cho những nhu cầu chi tiêu hàng ngày là không cao. Khoản mục này biến động không đều trong 3 năm qua. Năm 2012, tỷ trọng tiền mặt từ 6,61% xuống còn 1,03% sau lại tăng lên tới 10,40% trong năm 2013. Trong đó, tiền mặt năm 2012 đã giảm 15,95 triệu hay giảm 86,68% so với năm 2011 và tăng 20,90 triệu hay 852,78% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lạm phát cao, giá cả tăng nhanh, các khoản chi phí hằng ngày Công ty phải thanh toán cũng tăng lên khiến lượng tiền mặt tại quỹ cao hơn so với năm trước đó.

Tiền gửi ngân hàng: Công ty có gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng 90%) trong tổng vốn bằng tiền nhưng biến động không đồng đều. Do lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là vận chuyển hàng hóa và hành khách nên các khoản tiền giao dịch với khách hàng thường khá lớn. Để tránh rủi ro và đảm bảo sự an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, những khoản tiền này được giao dịch chủ yếu qua ngân hàng.

Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng từ 93,39% tăng lên 98,97% rồi xuống 89,60% trong giai đoạn 2011 – 2013. Thực tế thì giá trị tiền gửi ngân hàng của Công ty có xu hướng giảm. Năm 2012, khoản tiền gửi giảm 9,05% so với năm 2011 và năm 2013 lại tiếp tục giảm 14,98% so với năm 2012. Việc các khoản tiền gửi ngân hàng giảm một cách nhanh chóng là do sự sụt giảm doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng chưa có nguồn thu nào khác để bù đắp sự thiếu hụt này.

Bảng 2.7. Cơ cấu vốn bằng tiền năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn bằng tiền 278,49 100,00 239,00 100,00 224,46 100,00 (39,49) (14,18) (14,54) (6,08)

1. Tiền mặt 18,40 6,61 2,45 1,03 23,35 10,40 (15,95) (86,68) 20,90 852,78

2. Tiền gửi ngân hàng 260,09 93,39 236,55 98,97 201,11 89,60 (23,53) (9,05) (35,44) (14,98)

33

Tình hình sử dụng vốn bằng tiền của Công ty sẽ được xem xét rõ hơn thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn sau đây:

Bảng 2.8. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Công

thức Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hệ số thanh toán hiện hành 1.1 2,01 1,98 4,08

Hệ số thanh toán nhanh 1.2 1,93 1,67 3,91

Hệ số thanh toán tức thời 1.3 0,59 0,47 1,28

(Nguồn: BCĐKT và tính toán của tác giả)

Qua bảng khả năng thanh toán của Công ty, ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty trong 3 năm có sự biến động không đồng đều. Cả ba hệ số đều giảm trong năm 2012 và tăng mạnh trong năm 2013.

Hệ số thanh toán hiện hành: hàm ý cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiều đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn. Thông thường, hệ số này ở mức từ 2 đến 4 được coi là hợp lý.

Năm 2011, hệ số thanh toán hiện hành ở mức ổn định nhưng năm 2012 giảm xuống chứng tỏ Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình trên chỉ được cải thiện vào năm 2013.

Cụ thể vào năm 2012, cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của Công ty đều tăng. Hệ số thanh toán hiện hành giảm từ 2,01 năm 2011 xuống còn 1,98 năm 2012 là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 5,74% nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 7,57%. Năm 2013, hệ số này tăng lên mức 4,08 là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn giảm, tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn là 29,22% nhỏ hơn tốc độ giảm nợ ngắn hạn là 65,69%. Từ đó, ta có thể thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty vẫn tốt. Trong tổng giá trị các tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất, nếu không thu hồi được ngay khi Công ty cần thanh toán các khoản nợ đến hạn thì việc thanh toán nhanh của Công ty sẽ gặp khó khăn.

Hệ số thanh toán nhanh: đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (không kể hàng tồn kho) thành tiền. Hệ số này nên ở mức từ 1 đến 2 là hợp lý.

Trong 2 năm 2011, 2012, hệ số này ở mức hợp lý nhưng sang năm 2013 thì tăng cao. Hệ số thanh toán nhanh từ 1,93 vào năm 2011 xuống còn 1,67 vào năm 2012 cho thấy Công ty đã cố gắng cải thiện khả năng thanh toán nhanh của mình. Tuy vậy, vào năm 2013 thì hệ số thanh toán nhanh gấp đôi so với năm trước lên tới mức 3,91. Việc Công ty có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 cho thấy Công ty luôn có đầy đủ khả

năng chi trả cho khoản nợ ngắn hạn nhưng nếu hệ số này quá cao như năm 2013 sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì Công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động của Công ty không hiệu quả.

Hệ số thanh toán tức thời: được dùng để đánh giá hiệu quả quản lý tiền mặt cũng

như công tác quàn lý các khoản nợ đến hạn trả của doanh nghiệp. Thông thường, mức 0,5 đến 1 được coi là giới hạn hợp lý đối với hệ số này.

Năm 2011, hệ số này là 0,59, đến năm 2012 giảm xuống 0,47 và năm 2013 thì tăng lên 1,28. Đây là do tỷ trọng các khoản tiền, tương đương tiền của Công ty trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn không quá cao. Năm 2012, các khoản mục này giảm xuống, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm đi 14, 18% so với năm 2011, trong khi nợ ngắn hạn lại tăng lên 7,57% đã khiến hệ số khả năng thanh toán ngay giảm sút. Đến năm 2013, hệ số thanh toán thức thời lên mức cao nhát là 1,28. Tại thời điểm này, các khoản tiền và tương đương tiền của Công ty tăng lên so với năm trước, đồng thời do Công ty đã kịp thời thanh toán một số khoản nợ phát sinh nên khoản mục nợ ngắn hạn giảm xuống, làm hệ số khả năng thanh toán ngay tăng nhanh.

Nhận xét: Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty trong 3 năm qua chưa tốt. Các khoản nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các khoản phải trả người bán. Trong khi đó, tiền và tương đương tiền – khoản mục có tính lỏng cao nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng của công ty lại chỉ chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời ở mức quá cao trong năm 2013. Công ty cần có những biện pháp phù hợp hơn trong công tác quản trị các khoản mục vốn bằng tiền nhằm đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Nguyễn Lê (Trang 31)