Tài sản ngắn hạn được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn. Tùy vào đặc điểm và mục đích, mỗi công ty sẽ lựa chọn một cơ cấu vốn tối ưu để đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Việc sử dụng nguồn vốn như thế nào đòi hỏi các nhà quản lý phải tính đến yếu tố an toàn trong cơ cấu vốn, đồng thời vẫn đảm bảo chi phí nguồn vốn hợp lý nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.
Muốn biết họ dùng nguồn vốn nào để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, ta cần phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn lưu động thường xuyên, vốn lưu động và vốn bằng tiền của Công ty trong giai đoạn 2011 - 2013.
Bảng 2.3. Vốn lƣu động thƣờng xuyên, vốn lƣu động và vốn bằng tiền 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Vốn chủ sở hữu 486,26 512,74 550,23
2. Nợ dài hạn 575,00 383,33 191,67
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 484,61 405,76 211,73
4. Hàng tồn kho 39,75 154,02 29,55 5. Tài sản ngắn hạn khác 151,85 210,67 248,78 6. Nợ ngắn hạn 475,12 511,09 175,33 7. Vay ngắn hạn 475,00 375,00 175,00 8. Nguồn vốn dài hạn (1+2) 1.061,26 896,07 741,89 9. Tài sản dài hạn 581,68 397,71 202,70
10 Tài sản kinh doanh (3+4+5) 676,21 770,45 490,06
11. Nợ kinh doanh (6-7) 0,12 136,09 0,33
12. Vốn lƣu động thƣờng xuyên (8-9) 479,58 498,36 539,19
13. Vốn lƣu động (10-11) 676,09 634,36 489,73
14. Vốn bằng tiền (12-13) (196,51) (136,00) 49,46
(Nguồn: BCĐKT và tính toán của tác giả)
Trong năm 2011, 2012, Công ty đều có vốn lưu động thường xuyên dương, vốn lưu động dương và vốn bằng tiền âm. Từ đó có thể thấy, vốn lưu động của Công ty được tài trợ một phần bằng nguồn vốn dài hạn, một phần bằng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Vậy tức là tài sản ngắn hạn được hình thành từ cả hai nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn. Năm 2013, Công ty có vốn lưu động thường xuyên dương, vốn lưu động dương và vốn bằng tiền dương cho thấy vốn lưu động của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn nhiều hơn so với 2 năm trước.
Để thấy được cơ cấu vốn Công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn hợp lý hay không, chúng ta xem xét kết cấu hai nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn mà Công ty đã sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Thứ nhất là nguồn vốn ngắn hạn. Có thể nói đây là nguồn vốn mà Công ty thường sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2011 - 2013.
Các khoản vay ngắn hạn: luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn ngắn hạn trong giai đoạn 2011 - 2013. Trong năm 2011, các khoản vay ngắn hạn gần như chiếm toàn bộ tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn tới 99,97%, sang năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống 73,37% nhưng sang năm 2013 lại tăng lên 99,81%. Thực tế thì khoản vay ngắn hạn của Công ty trong 3 năm có xu hướng giảm đi. Năm 2012, khoản vay ngắn hạn đã giảm 21,05% so với năm 2011, năm 2013 giảm 53,33% so với năm 2012.
27
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn năm 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nợ ngắn hạn 475,12 100,00 511,09 100,00 175,33 100,00 35,97 7,57 (335,76) (65,69)
1. Vay ngắn hạn 475,00 99,97 375,00 73,37 175,00 99,81 (100,00) (21,05) (200,00) (53,33)
2. Phải trả cho người bán - - 135,97 26,60 0,22 0,12 135,97 - (135,76) (99,84)
3. Người mua trả tiền trước - - - -
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước - - 0,12 0,02 0,12 0,07 0,12 - - -
5. Phải trả người lao động 0,12 0,03 0,12 0,02 - - - - (0,12) -
Việc các khoản vay ngắn hạn ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn gây ra gánh nặng không nhỏ từ việc thanh toán lãi vay, đồng thời còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với mỗi doanh nghiệp. Khi có sự biến động mạnh về cả lãi suất hoặc nguồn cung vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ về hiệu quả hoạt động, tăng áp lực trả lãi và thiếu hụt nguồn vốn để duy trì hoạt động SXKD.
Phải trả người bán: không có phát sinh trong năm 2011. Đến năm 2012, phải trả
người bán đã chiếm 26,60% tổng nguồn vốn ngắn hạn, măm 2013 thì chỉ còn có 0,12% tổng nguồn vốn ngắn hạn. Năm 2013, phải trả người bán đã giảm mạnh tới 99,84% so với năm 2012 cho thấy Công ty đã thanh toán được gần như toàn bộ các khoản nợ người bán từ năm 2012.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Cũng giống như phải trả người bán, khoản mục này cũng không hề phát sinh trong năm 2011. Sang năm 2012, 2013, khoản mục này luôn ổn định duy trì ở mức 0,12 triệu.
Phải trả người lao động: luôn duy trì ở mức 0,12 triệu trong năm 2011, 2012 và
không phát sinh trong năm 2013.
Thứ hai, nguồn vốn dài hạn chủ yếu được dùng để tài trợ cho tài sản dài hạn, tuy nhiên Công ty cũng sử dụng một phần để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, phần vốn này chính là vốn lưu động thường xuyên của Công ty.
Bảng 2.5. Cơ cấu vốn lƣu động thƣờng xuyên năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Vốn chủ sở hữu 486,26 512,74 550,23
2. Nợ dài hạn 575,00 383,33 191,67
3. Nguồn vốn dài hạn (1+2) 1.061,26 896,07 741,89
4. Tài sản dài hạn 581,68 397,71 202,70
5. Vốn lưu động thường xuyên (3-4) 479,58 498,36 539,19